Tuesday, August 1, 2017

Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp AL

1/ Mục đích:
Đưa ra cách thức kiểm soát sản phẩm không phù hợp tránh sử dụng tiếp theo một cách vô tình trong quá trình sản xuất. Thông qua việc nhận dạng, phân cấp, lập hồ sơ đánh giá mức độ không phù hợp, đưa ra biện pháp xử lý, kiểm tra việc thực hiện xử lý và lưu hồ sơ .
2/ Phạm vi áp dụng:
-          Đối tượng áp dụng: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm .
-          Trách nhiệm áp dụng: Xí nghiệp Nhựa.
3/  Tài liệu tham khảo:
-          Sổ tay chất lượng THOTH-STCL. / Tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
4/ Định nghĩa:
GĐXN            : Giám đốc Xí nghiệp /  QĐ                : Quản đốc / NCƯ                   : Nhà cung ứng
CN                  : Công nhân. /  KCS                : Nhân viên kiểm soát chất lượng.

NVTK             :  Nhân viên thống kê /  KPH             : Không phù hợp
BPLQ              : Bộ phận liên quan / HĐ-ĐĐH          : Hợp đồng – Đơn đặt hàng
-Thành phẩm   : Là sản phẩm đã qua công đoạn kiểm tra, thử nghiệm cuối cùng .
Bán thành phẩm : Là các sản phẩm đã qua các công đoạn kiểm tra, thử nghiệm trong quá trình sản xuất.

-Sản phẩm không phù hợp : là những bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất hoặc là nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thiết bị dự trữ phục vụ sản xuất không đạt yêu cầu.
5/ Mô tả (xem chi tiết tại file đính kèm cả lưu đồ và biểu mẫu)
5.1/ Lưu đồ
5.2/ Diễn giải:
Bước 0,1: Công nhân, nhân viên, KCS hay các bộ phận liên quan trong XNN khi phát hiện sản phẩm không phù hợp trong quá trình làm việc hay quá trình sản xuất. Lập tức thông báo nhanh nhất cho cấp trên trực tiếp hoặc một trong những người có trách nhiệm sau : Tổ trưởng các tổ sản xuất, Tổ trưởng nghiệp vụ, Tổ trưởng kỹ thuật, KCS, Trưởng ca, Thủ kho, QĐ, TVKT, GĐXN để kịp thời xử lý và tránh lặp lại sự không phù hợp đồng thời báo KCS nhận dạng dán nhãn không phù hợp.
            Bước 2: KCS nhận dạng bằng cách đánh dấu sản phẩm “chờ xử lý” và tách riêng sản phẩm không phù hợp.

            Bước 3 : Người phát hiện sản phẩm không phù hợp và nhân viên KCS ghi nhận vào “Bảng ghi nhận sự cố”  XNN-QT-8.3/BM-1.
            Bước 4: Tùy theo mức độ không phù hợp mà KCS hay QĐ sẽ đề xuất biện pháp xử lý.
-          Nếu khối lượng sản phẩm KPH < 10 Kg thì KCS sẽ đề xuất biện pháp xử lý  chuyển  QĐ xem xét, xử lý phê duyệt và KCS ghi nhận kết quả báo cáo GĐXN.
-          Nếu khối lượng sản phẩm KPH > 10 Kg thì KCS, QĐ sẽ đề xuất biện pháp xử lý và trình GĐXN phê duyệt .
Các cách xử lý :
a)      Làm lại (tái chế) cho phù hợp các yêu cầu quy định. Sản phẩm đã qua tái chế KCS vẫn phải kiểm tra lại và báo cáo kết quả trong Biên bản ghi nhận sự cố ALTA-QT-8.3/BM-1.
b)      Nhân nhượng (sữa chữa hay không).
c)      Phân cấp (dùng vào việc khác).
d)     Loại bỏ qua phế phẩm, phế liệu.
e)      Thông báo ngưng thực hiện HĐ-ĐĐH hoặc thoả thuận lại với khách hàng hay NCƯ.
Bước 5: Nếu biện pháp xử lý không được GĐXN phê duyệt thì KCS/QĐ  phải đề xuất lại .
Bước 6: Nếu được phê duyệt, QĐ, KCS cùng BPLQ cùng thi hành.
Bước 7:  Tổ trưởng KCS kiểm tra kết quả xử lý phải báo cáo GĐXN, nếu không đạt KCS, QĐ phải :
+ Thực hiện lại biện pháp xử lý nếu thực hiện chưa tốt.
+ Đề xuất lại biện pháp xử lý nếu biện pháp xử lý trước đó không hiệu quả. (Quay lại Bước 4).
   Trường hợp sản phẩm < 30 kg : KCS đề xuất lại biện pháp.
   Trường hợp sản phẩm > 30 kg : QĐ đề xuất lại biện pháp.
Bước 8:  Toàn bộ Hồ sơ, kết quả xử lý đạt chuyển cho NVTK lưu hồ sơ.      

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com