Số dư bình quân theo phát sinh có của tài khoản ngân hàng thường được các tổ chức tín dụng dùng làm căn cứ để xét duyệt cho vay tín chấp hoặc cấp hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng.
Bài viết này cung cấp cho các bạn công thức tính bình quân theo phát sinh có và cung cấp thêm công cụ để các bạn tính số dư bình quân. Lưu ý đây là cách tính chung nhất, một số tổ chức tín dụng có thể quy định cách tính khác 1 chút.
Vậy số dư bình quân là gì?
Số dư bình quân (tiếng Anh: Average Balance) là số dư trên tài khoản cho vay hoặc tiền gửi trung bình trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng ngày hoặc hàng tháng.Số dư bình quân theo phát sinh có là gì?
Là số dư bình quân của các giao dịch có (credit)(tiền được chuyển vào tài khoản) phát sinh trong thời gian tính số dư bình quân. Lúc này chúng ta không quan tâm tới phát sinh của các giao dịch được ghi nhận bên cột nợ.
Số dư bình quân theo phát sinh có tài khoản ngân hàng theo tháng
Là số dư bình quân theo phát sinh có cho khoảng thời gian từ 00 giờ ngày 01 của tháng đến 24 giờ ngày cuối cùng của tháng đó.
Tuy nhiên
👉 Phát sinh có từ trả lãi định kỳ, nhận giải ngân hoặc nộp tiền vào để trả nợ sẽ không được tính.
👉 Nếu trong 1 tháng chỉ có duy nhất 1 phát sinh có thì giao dịch đó được coi là min và cũng là max để đưa vào công thức tính.
Công thức tính
SDBQ tháng = (PSCOmax + PSCOmin - 1.000.000)/2
Trong đó
👉 SDBQ tháng là số dư bình quân trong 1 tháng
👉 PSCOmax là giao dịch phát sinh có lớn nhất trong tháng đó
👉 PSCOmin là giao dịch phát sinh có nhỏ nhất trong tháng đó.
SDBQ 6 tháng = (SDBQ tháng 1 + SDBQ tháng 2 + SDBQ tháng 3 + SDBQ tháng 4 + SDBQ tháng 5 + SDBQ tháng 6)/6
Ví dụ về cách tính số dư bình quân
Dưới đây là một số sao kê và cách tìm ra min , max của phát sinh có. Từ đó tính ra SDBQ.
👉 Ví dụ 1: là ví dụ bình thường không có gì đặt biệt :)
Ngày | Phát sinh nợ (Debit) |
Phát sinh có (Credit) |
Số dư |
1/4/2020 | 1.000.000 | 1.000.000 | |
3/4/2020 | 500.000 | 500.000 | |
4/4/2020 | 3.000.000 | 3.500.000 | |
4/4/2020 | 200.000 | 3.700.000 | |
4/4/2020 | 300.000 | 4.000.000 | |
5/4/2020 | 500.000 | 3.500.000 | |
20/4/2020 | 500.000 | 3.000.000 |
👉 Ví dụ 2: Là ví dụ rằng trong tháng có phát sinh tiền trả lãi của ngân hàng cho khách hàng vì để tiền trong tài khoản được 870 đồng. Lúc này ta không quan tâm tiền lãi này và không coi đó là phát sinh min.
Ngày | Phát sinh nợ (Debit) |
Phát sinh có (Credit) |
Số dư |
2/5/2020 | 200.000 | 2.900.000 | |
3/5/2020 | 600.000 | 3.500.000 | |
6/5/2020 | 1.000.000 | 4.500.000 | |
12/5/2020 | 500.000 | 5.000.000 | |
12/5/2020 | 700.000 | 5.700.000 | |
15/5/2020 | 500.000 | 5.200.000 | |
27/5/2020 | (thanh toán lãi tiền gửi) | 870 | |
27/5/2020 | 1.200.000 | 4.000.000 |
👉 Ví dụ 3: Trường hợp này trong tháng ta chỉ có 1 phát sinh có.
Ngày | Phát sinh nợ (Debit) |
Phát sinh có (Credit) |
Số dư |
2/5/2020 | 500.000 | 3.500.000 | |
3/5/2020 | 200.000 | 3.300.000 | |
5/5/2020 | 2.000.000 | 5.300.000 | |
6/5/2020 | 800.000 | 4.500.000 | |
10/5/2020 | 500.000 | 4.000.000 | |
16/5/2020 | 700.000 | 3.300.000 | |
23/5/2020 | 3.000.000 | 300.000 |
No comments:
Post a Comment
haccololong@gmail.com