1/ Mục
đích :
Quy định cách thức trộn hạt nhựa, nhằm đảm
bảo cho sản phẩm sau khi trộn đạt chất lượng để cung cấp cho khâu thổi. Đảm bảo
vận hành máy trộn đúng quy định.
2/
Phạm
vi áp dụng :
2.1/ Đối tượng áp dụng: CN Tổ trộn, KCS, Thủ kho
2.2/ Trách nhiệm áp dụng: Ban Giám đốc,
HCQT, Đại diện lãnh đạo chất lượng, QĐPX, TVKT, BPNV.
3/
Tài liệu tham khảo :
-
Sổ tay chất lượng :
ALTA – QM .
-
Tiêu chuẩn ISO 9001 :
2000 (E) .
-
Hướng dẫn công việc “Trình
bày tài liệu chất lượng”
HCQT-WI -4.2.3
4/
Định nghĩa :
4.1/ Các chữ viết tắt
:
-
CN : Công nhân
-
KCS : Bộ phận kiểm tra chất lượng
-
BPKH : Bộ phận kế hoạch
-
NVL : Nguyên vật liệu
-
BTDKT : Bảng theo dõi
khâu trộn
I/ CN tổ trộn có trách nhiệm :
Khi vận hành máy trộn
phải tuân thủ các bước sau :
1)
Vệ sinh bồn trộn, đảm
bảo hết hạt màu trong bồn.
-Nếu trộn từ hạt màu sang trắng trong
hoặc trắng sữa, phải vệ sinh bồn trộn hết hạt màu100%.
- Nếu trộn từ trắng sữa sang trắng
trong phải vệ sinh bồn trộn
hết hạt màu100%.
-Nếu trộn từ trắng trong, trắng sữa
sang hạt màu cũng vệ sinh bồn trộn nhưng không cần hết hạt màu trắng
sữa 100%.
2) Khởi động máy chạy không tải khoảng 3 phút.
3)
Ghi thời gian bắt đầu
trộn vào BTDKT.
4)
Cân nguyên liệu theo phiếu đề xuất nhận nguyên liệu trộn – KMH :
XNN-WI-7.5.1” cho từng mẻ hàng theo quy định
sau :
+ Theo thứ tự loại nguyên liệu có
tỷ lệ trên 50% chia làm 2 đợt (1/2 đổ vào lúc đầu và ½ đổ vào lúc cuối).
+ Bã mầu đổ vào giữa quá trình trộn
để hạt trộn được đều.
5)
Thời gian trộn : quy định
60 phút cho một mẻ trộn, riêng đối với trường hợp đặc biệt QĐPX sẽ ghi
thời gian quy định cụ thể trên phiếu sử dụng nguyên liệu trộn – KMH :
XNN-WI-7.5.1”.
6)
Đối với mỗi máy trộn,
trộn tối đa : 1 lần x 600kg.
7)
Sau khi trộn xong đổ đầy
ra các phuy theo các mức bằng nhau, số còn lại phải cân và tính quy ra trọng
lượng kg hạt trộn của mỗi phuy.
- Ghi thời gian kết thúc trộn.
- Ghi ngày trộn, Số P/O, Loại hàng, Số máy thổi nhận, số lượng hạt
trộn, CN Tổ trộn ký và ghi rõ họ tên vào BTDKT và dán lên thùng phi.
- Tổ thổi và tổ trộn cùng KCS cân và ký nhận trên “Phiếu đề xuất
nhận nguyên liệu trộn – KMH : XNN-WI-7.5.1”.
8)
Nhân viên tổ trộn phải
ghi hoàn chỉnh các chi tiết vào Bảng theo dõi khâu trộn treo tại máy.
9) CN Trộn thường xuyên theo dõi máy trộn
khi vận hành :
+ Nếu không có sự cố gì xảy ra ghi “Bình
thường” vào BTDKT treo tại máy.
+ Nếu có sự cố gì ghi vấn đề đó vào
BTDKT treo tại máy.
10) Sau mỗi ca sản xuất, tổ trộn phải vệ sinh máy trộn và khu
vực làm việc sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp bao bì, dụng cụ : cân thau ...
*
Trách nhiệm của KCS Và Tổ trưởng (Tổ phó) tổ trộn :
Tổ
trưởng tổ trộn (hoặc tổ phó), KCS kiểm
tra trong suốt quá trình trộn :
- Khâu nhận nguyên liệu : số lượng loại nguyên liệu có đúng
với Phiếu đề xuất nhận nguyên liệu trộn không?
- Chất lượng hạt nhựa tái sinh và các nguyên phụ liệu khác đạt
hay không đạt.
(Kiểm
tra theo HDCV Kiểm tra hạt nhựa (XN-WI-7.4.3-1)
- Khởi động máy và thao tác vận hành máy có đúng các quy định
không?
- Thời gian bắt đầu trộn và thời gian ngừng của mỗi mẻ có đúng
giữa ghi chép và thực hiện không ?
- Theo dõi, nhắc nhở việc dán nhãn
“Phiếu trộn”vào các thùng phuy đựng hạt trộn.
PHIẾU TRỘN
|
Ngày
trộn : ………/………./200…..
|
P/O
: ………………….
|
Loại
hàng : …………………………………………….
|
Máy
: ……… Số lượng : …………………(kg)
|
CN
TỔ TRỘN – CA ……..
Họ
và tên :
|
- Tình
hình vệ sinh toàn bộ khu vực trộn.
-
Các công tắc phải đưa về vị trí tắt (OFF) sau khi máy ngưng trộn.
* Trách nhiệm theo dõi :
Nhân viên Kế Hoạch theo dõi lấy số liệu
hàng ngày bằng cách :
-
So sánh số liệu ghi trên “Phiếu đề xuất nhận nguyên liệu trộn – KMH :
XNN-WI-7.5.1” và BTDKT ghi chép quá trình trộn với thực tế làm.
No comments:
Post a Comment
haccololong@gmail.com