Tuesday, January 19, 2021

TTTB - Thông tin thuê bao là gì? Tại sao cần TTTB?

TTTB là cụm từ viết tắt của thông tin thuê bao. Thường được sử dụng cho mục đích xác nhận chủ sở hữu sử dụng đối với một dịch vụ cho một gói sản phẩm/ dịch vụ xác định. Có nghĩa là nó cung cấp và xác nhận một cá nhân/ hay một tổ chức đang là khách hàng hoặc là chủ nhân nhận dịch vụ.
Ví dụ để biết được thông tin về người đang đứng tên sở hữu sim số thì ta dùng sim số đó nhắn tin tới 1414 với cú pháp TTTB. Khi đó nhà mạng sẽ trả kết quả về và ta sẽ biết được ai là chủ nhân của số điện thoại này. Là chủ nhân sử dụng dịch vụ sim số này và đã duy trì điều đó trong bao nhiêu lâu.


Tại sao cần TTTB?

Đối với chủ sở hữu:

Nếu việc mất quyền sở hữu đối với sim số hoặc một dịch vụ nào đó làm gián đoạn cuộc sống của chủ sở hữu thì điều này thật sự quan trọng. Ví dụ rằng nếu bạn sở hữu một số điện thoại và số đã sử dụng trong một thời gian đủ lâu để mọi người liên lạc với bạn qua số này. Một ngày đẹp trời sim điện thoại của bạn bị hỏng và bạn thật đen đủi là bạn hỏng luôn điện thoại. Mà tệ hơn nữa là mất cả sim và máy 💀😒😈😅 và giả sử rằng bạn chẳng thể nhớ được 5 số điện thoại thường liên lạc với bạn giống như tôi. Khi đó việc có lại/ làm lại số điện thoại đó là vô cùng khó khăn và có lẽ bạn phải sử dụng một số điện thoại khác. 😅
Tệ hơn là bạn đang sử dụng 1 số điện thoại khá đẹp. Một ngày đẹp trời sim số không có tác dụng 😅 đó chưa hẳng là sim hỏng đâu mà người thật sự đứng tên sim số đó đã hớt tay trên của bạn rồi 😅 lúc này thì không đòi được đâu he 😅😅😅

Đối với người cần giữ liên lạc:

Một vài tổ chức nhất là các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay thường yêu cầu thêm màn hình chụp thông tin thuê bao di động.
Điều này có 2 ý nghĩa đối với họ:
👉Thứ nhất: Theo kết quả thông tin họ sẽ đánh giá mức độ quan trọng của số liên lạc mà bạn cung cấp cho họ là lớn hay nhỏ và thậm chí là mức độ đáng tin của bạn cũng có thể căn cứ vào thời gian bạn đã sử dụng sim số đó. Từ đó các tổ chức tín dụng sẽ chấm được điểm rủi ro khi thiết lập giao dịch với chủ sở hữu sim số đó.
👉Thứ hai: Họ cần biết rằng số đó có phải do người họ cần liên lạc thật sự đứng tên hay không? Và họ đã đứng tên trong bao lâu. 😅 Vì bạn biết đấy, nếu họ cần liên lạc với bạn mà bạn thay số điện thoại như thay áo thì họ cũng không thiết lập giao dịch với bạn đâu. Ai rảnh mà lê bước tới nhà bạn để nói chuyện thay vì gọi điện cơ chứ 😅 Tiếp đó là nếu đó không phải số của bạn thì gọi vô nói ABC rồi ăn chửi chắc kèo 😅😅😅😅😅

Lưu ý: TTTB là ảnh chụp màn hình cần đầy đủ cả tin nhắn gửi đi và tin nhắn nhận lại.

THÔI CÁI TTTB NÓI VẬY THÔI 😅 NÓI NHIỀU LOẠN 😅
ĐỂ LẠI COMMENT NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT CÓ ÍCH CHO BẠN NHA 😅




Còn bên cạnh đây là mẫu 1 ảnh chụp TTTB chuẩn. Gồm cả 3 nội dung:
Nội dung 1: Tổng đài 1414
Nội dung 2: Cú pháp nhắn đi
Nội dung 3: Thông tin được trả về

Một quy định mẫu về TTTB của MAFC

1. So sánh Họ tên KH trên Màn hình chụp TTTB & các giấy tờ khác trong hồ sơ vay

👉 Trùng khớp: Chấp nhận 

👉 Không trùng khớp do sai định dạng chữ: Yêu cầu 1 trong 3 thông tin Số điện thoại / Số CMND/ Ngày tháng năm sinh phải trùng khớp

2. KH không sử dụng Smartphone để tra cứu TTTB: Chỉ yêu cầu chụp màn hình có kết quả trả về từ tổng đài 1414

3. Chỉ chấp nhận các nhà mạng:

👉 Mobifone: 090; 093; 077; 079; 089; 078; 076; 07

👉 Viettel: 097; 096; 034; 035; 037; 033; 039; 098; 036; 086; 032

👉 Vinaphone: 091; 094; 081; 082; 083; 084; 085; 088

Note chung:

👉 Số điện thoại vay cung cấp trên hệ thống, phải trùng khớp với số điện thoại tra cứu TTTB của KH 

👉 Với những màn hình chụp TTTB ko có thông tin số ĐT hiển thị trong tin nhắn, vẫn chấp nhận hồ sơ theo quy định hiện hành 

HOẶC

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com