POA là gì?
POA là một cụm từ viết tắt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, bài viết ngắn này muốn nói đến POA của cụm từ Proof of address , POA lúc này có nghĩa là bằng chứng về địa chỉ. Thuật ngữ này được nhiều cơ quan sử dụng để nêu ra một yêu cầu về chứng từ để chứng minh cho địa chỉ cư trú.
👉 Chứng từ chứng minh địa chỉ cư trú là tài liệu có độ tin cậy cao và có đủ thông tin để xác nhận một địa chỉ có người sinh sống. Và nếu chứng minh có một cá nhân ở địa chỉ đó thì cá nhân đó phải có tên trong chứng từ hoặc có mối liên hệ cùng sinh sống với cá nhân/ tổ chức được nêu trong chứng từ.
👉Với ý nghĩa trên thì để yêu cầu chứng minh địa chỉ cư trú có nhiều loại chứng từ có thể chứng minh. Và những tổ chức khác nhau cũng có thể sẽ chấp nhận những loại chứng từ khác nhau. Tuy nhiên, chứng từ thường được chấp nhận rộng rãi nhất đó là "hóa đơn" trên đó thể hiện rõ địa chỉ và tên người mua hàng/ sử dụng dịch vụ. Lúc này hóa đơn đó được xem là bằng chứng chứng minh cá nhân đó ở địa chỉ được ghi trên hóa đơn.
Lưu ý rằng hóa đơn phải có giá trị đủ lớn để đảm bảo tính tin cậy. Ví dụ rằng nếu bạn có hóa đơn điện chỉ 10k/tháng thì người xem chứng từ có thể suy luận rằng thực ra địa chỉ đó gần như không có ai sinh sống. 👶
Một số loại chứng từ để chứng minh địa chỉ ở Việt Nam được chấp nhận là POA.
1. Hóa đơn điện: xác thực cho người đứng tên trên hóa đơn điện và người có chung tên trong sổ hộ khẩu/ KT3
2. Hóa đơn internet và hóa đơn nước + truyền hình cáp cũng có giá trị tương tự hóa đơn điện.
3. Hóa đơn điện thoại bàn cũng có giá trị tương đương hóa đơn điện.
4. Hóa đơn điện thoại di động thường không được chấp nhận rộng rãi.
5. Một số chấp nhận sao kê tài khoản ngân hàng khi có thông tin địa chỉ.
6. Bằng lái xe trong 1 số trường hợp được chấp nhận.
7. Thẻ BHYT cũng được chấp nhận trong nhiều trường hợp.
8. Giấy xác nhận tạm trú hoặc xác nhận địa chỉ sinh sống 😂Quy định đặc thù của một số ngân hàng
A. Quy định về POA của MAFC
1. KH đang ở tại địa chỉ trên HK:
Cung cấp HĐTI (điện, nước, điện thoại bàn, internet, truyền hình cáp,…) của 1 trong 3 tháng gần nhất
1.1. Đối với Hóa đơn nước, truyền hình cáp, internet, điện thoại bàn, thuê bao trả sau:
👉 Địa chỉ trên hóa đơn phải trùng với địa chỉ trên Sổ hộ khẩu.
👉 Chấp nhận hóa đơn cước thanh toán trước 6 tháng, hoặc 1 năm nhưng phải thỏa điều kiện:
• Địa chỉ trên hóa đơn phải trùng đia chỉ sổ HK
• Ngày thanh toán hóa đơn đóng trước, phải thuộc 1 trong 3 tháng gần nhất(tính đến thời điểm nộp hs vay)
VD: Hồ sơ vay của KH nộp vào ngày 24.06.2020. Vậy hóa đơn thanh toán trước thỏa quy định của cty nằm trong các tháng 4/5/6 1.2.
1.2. Đối với Hóa đơn tiền điện:
👉 Trường hợp 1: Địa chỉ hóa đơn trùng với địa chỉ Sổ hộ khẩu, hoặc địa chỉ khác "tên đường, quận" (có thể kiểm tra qua các phương tiện đại chúng) → Chấp nhận (không yêu cầu người đứng tên hóa đơn phải có tên trong sổ HK)
👉 Trường hợp 2: Địa chỉ trên hóa đơn khác địa chỉ trên Sổ hộ khẩu, khác trường hợp 1, hoặc khác 100% thông tin → Chỉ chấp nhận khi Người đứng tên hóa đơn phải có tên trong Sổ hộ khẩu & KH phải cung cấp User + Password để tra cứu thông tin trên website EVN.
👉 Trường hợp 3: Chấp nhận hóa đơn Hợp tác xã, hoặc của các đơn vị cung cấp điện khác, nếu → Người đứng tên trên hóa đơn phải có tên trong sổ HK & không chấp nhận hóa đơn viết tay.
LƯU Ý:
👉 Chấp nhận phiếu báo cước nếu có mộc "Đã thu tiền"
👉 NVKD ghi chú lại user & password trong quá trình thu thập thông tin.
2. KH ở KHÁC địa chỉ trên HK:
Phải nộp thêm Giấy xác nhận tạm trú/ Sổ tạm trú/ Thẻ tạm trú (gọi tắt là Xác nhận tạm trú)
2.1. Giấy XNTT: Có hiệu lực tối đa 1 tháng kể từ ngày cấp và phải nộp bản gốc.
2.2. Sổ tạm trú: Căn cứ thời hạn ghi trên sổ. Nếu không có thì xác định thời hạn bằng cách lấy ngày cấp sổ + 24 tháng
2.3. Sổ lưu trú được chấp nhận khi có đầy đủ những thông tin sau: Họ tên + Hình ảnh KH & có dấu mộc của cơ quan Công an.
3. Thẻ BHYT:
Phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ vay
3.1. Các mã thẻ được chấp nhận làm hồ sơ: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK
3.2. Trường hợp dùng thẻ BHYT thay thế cho chứng từ POA (trừ sản phẩm Teacher - Hospital): Chấp nhận thêm mã GD
3.3. Trường hợp mã số thẻ có sự thay đổi: Thông tin thay đổi phải có trên website, thông tin thẻ cũ & thẻ mới phải cùng được hiển thị.
3.4. Chấp nhận trường hợp KH cung cấp số thẻ BHYT (không cần bản gốc): NVKD chụp lại màn hình tra cứu nộp kèm hồ sơ vay
4. Giấy phép lái xe:
Tại thời điểm nộp hồ sơ, GPLX phải còn hạn sử dụng & được quy định như sau:
👉 Hạng A1,A2,A3: Không thời hạn
👉 Hạng B1: Có thời hạn đến khi nữ 55 tuổi & nam 60 tuổi. Trường hợp nữ trên 45 tuổi & nam trên 50 tuổi, GPLX được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ Ngày cấp/ Ngày trúng tuyển
👉 Hạng A4, B2: Có thời hạn cấp 10 năm kể từ Ngày cấp/ Ngày trúng tuyển
👉 Hạng C, D, E, F, B2, FC, FD, FE: Thời hạn 5 năm kể từ Ngày cấp/ Ngày trúng tuyển
👉 Website tra cứu: https://gplx.gov.vn
4.1. Thông tin trên GPLX cần thể hiện rõ ràng & có các thông tin sau:
👉 Thông tin về KH: Hình ảnh, họ tên, số GPLX, Ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú (thường trú)
👉 Thông tin về đơn vị cấp: Ngày cấp, nơi cấp, quốc huy, dấu mộc của cơ quan có thẩm quyền & chữ ký - họ tên của người có thẩm quyền
4.2. Thông tin trên website cần hiển thị đúng so với thông tin trên GPLX: Họ tên, Ngày tháng năm sinh & Nơi cư trú/ thường trú
4.3. Không chấp nhận hồ sơ, nếu thông tin tra cứu trên website khác với thông tin trên GPLX
4.4. Nếu họ tên trùng khớp, nhưng khác Ngày tháng năm sinh/ Nơi cư trú: Yêu cầu KH bổ sung POA khác theo quy định sản phẩm.
No comments:
Post a Comment
haccololong@gmail.com