Monday, June 10, 2019

Mẫu quy trình nhận dạng và truy tìm nguồn gốc thuốc TL

Mẫu quy trình nhận dạng và truy tìm nguồn gốc thuốc
Mẫu quy trình nhận dạng và truy tìm nguồn gốc thuốc của công ty nhập khẩu, bảo quản và phân phối thuốc. Là quy trình được thiết lập theo yêu cầu của tiêu chuẩn GDP và GSP. Mẫu này khá ngắn gọn nhưng lại đảm bảo được yêu cầu của tiêu chuẩn và phù hợp để nhiều doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng.

Nếu cần tìm thêm tài liệu mẫu ngành thuốc, hãy xem list Series tổng hợp

Bạn có thể tải ngay quy trình và biểu mẫu ở đây:



Nếu khó khăn trong tải tài liệu, xem hướng dẫn tại đây
Nếu muốn mua tài liệu xem thông tin ở đây


https://thuvienthoth.blogspot.com/2019/05/su-dung-trinh-duyet-cryptotab-browser.html

Nếu liên kết bị hỏng vui lòng để lại comment để mình sửa chữa nhé!

Trích nội dung của quy định:
1. Mục đích:
Quy định thống nhất phương pháp nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm trong các quá trình mua vào, kiểm nhập, lưu kho và bán ra của Công ty .
2. Phạm vi áp dụng:
Nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm đối với tất cả các mặt hàng Công ty có kinh doanh và có liên quan.
Các chi nhánh, phòng kinh doanh, phòng Hậu cần … có hàng: trực tiếp thực hiện quy trình này, Phòng Hậu cần phối hợp thực hiện.
3. Nội dung:
3.1. Nhận biết sản phẩm mua vào
- Mọi sản phẩm mua vào phải có chứng từ với các thông tin sau:
+ Tên nhà cung ứng:
+ Ngày mua
+ Số hoá đơn, số hợp đồng
+ Tên sản phẩm,quy cách, chủng loại nồng độ, hàm lượng
+ Số lượng
+ Số lo sản xuất (SKS), ngày sản xuất, hạn dùng
+ Tiêu chuẩn chất lượng
+ Số đăng ký hoặc số giấy phép được lưu hành
+ Tên nhà sản xuất, nước sản xuất hay chứng nhận xuất xứ (xem trên QT nhận kiểm hàng).
- Sản phẩm được nhận biết bằng tên và ký mã hiệu (nếu có) được gắn chắc chắn trên sản phẩm hoặc trên nhãn mác hàngh hoá. Tên hàng, chủng loại hàm lượng, nồng độ, lô, hạn dùng, nhà sản xuất, quy cách phải đúng như trong chứng từ mua hàng.
- Nếu dấu hiệu nhận biết bị mờ hoặc mất mát, thủ kho và nhóm kiểm hàng phải để riêng để xác định lại.
- Sản phẩm mới mua về phải được để đúng nơi quy định dành cho hàng chờ kiểm.
3.2. Nhận biết sản phẩm chờ kiểm
- Tất cả hàng chờ kiểm được để riêng từng loại tại khu vực để hàng chờ kiểm
3.3. Nhận biết sản phẩm đã kiểm
- Các kiện hàng sau khi đã mở kiểm về số lượng và chất lượng về cảm quan, đều được dán băng bảo đảm của Công ty, có chữ ký của các thành viên kiểm nhận.
- Các lô hàng sau khi đã kiểm xong, nếu đạt yêu cầu được chuyển vào khu vực bảo quản và nhập kho. Hàng đã kiểm đạt yêu cầu (về cảm quan), đều được để riêng ở khu vực “Biệt trữ cách ly” và có biển hàng theo dõi.
- Hàng nhập khẩu phải dán nhãn phụ với đầy đủ nội dung theo đúng quy định đến từng đơn vị đóng gói cấp phát lẻ.
3.4. Nhận biết sản phẩm trong quá trình lưu kho
- Dựa vào sơ đồ kho, cách bố trí sắp xếp trong kho.
- Hệ thống quản lý vi tính (Định vị sản phẩm trong kho, nếu có)
3.5. Nhận biết sản phẩm bán ra
- Tất cả hàng bán ra đều có hoá đơn bán hàng (phiếu xuất kho) và phiếu báo lô của Công ty (Xem quy trình cấp phát hàng).
3.6. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm
3.6.1. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm chỉ tiến hành khi có yêu cầu: Trong trường hợp có khiếu nại hoặc khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm (thuốc bị đình chỉ lưu hành). Ghi nhận yêu cầu vô TL-QT02M01
3.6.2. Cách thức truy tìm
Khi có yêu cầu truy tìm nguồn gốc sản phẩm phòng có nhu cầu thông báo cho phòng Hậu cần, phòng Hậu cần có trách nhiệm tiến hành truy tìm theo trình sự sau:
Bước 1: Xác định phạm vi truy tìm
- Xác định nguồn gốc, trách nhiệm đối với sản phẩm cần truy tìm: nhà cung ứng, nhà sản xuất, ngày nhập, chứng từ nhập, người nhập, người kiểm.
- Xác định được vị trí, số lượng hàng cần truy tìm:
+ Hàng tồn trong kho: Lô sản xuất, số lượng
+ Hàng đã xuất: tên khách hàng, địa chỉ của khách hàng, số lượng mua của từng khách hàng/lô sản xuất.
Trưởng phòng Hậu cần/chuyên viên phụ trách sản phâm ghi phiếu truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
Bước 2: Thu thập thông tin – Kiểm tra hồ sơ lưu
Căn cứ tên hàng, nồng độ hàm lượng và các thông tin, yêu cầu ghi trên phiếu, người được phân công tiến hành truy tìm , tìm kiểm các thông tin bằng cách kiểm tra lại hồ sơ lưu:
- Trong thẻ kho: Xác định người  mua + thời gian xuất hàng + số hoá đơn + số lượng
- Trong phiếu báo lô: xác định người mua + thời gian xuất hàng + số hoá đơn + số lượng + lô sản xuất.
- Trong sổ kiểm nhập hàng: Xác định được ngày hàng về, số hoá đơn/ chứng từ mua hàng, tờ khai Hải quan, tên hàng, quy cách, lô sản xuất, nhà sản xuất, nhà cung ứng, tình trạng chất lượng lúc hàng về người kiểm.
- Người truy tìm có thể truy cập một trong số các hồ sơ trên đẻ tìm các thông tin tương ứng.
Bước 3: Tổng hợp kết quả truy tìm
- Lập danh sách và địa chỉ của khách hàng đã mua lô hàng cần truy tìm;
- Ghi phiếu truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Nội dung của phiếu tuỳ theo yêu cầu truy tìm.


- Thông báo trả lời khách hàng hoặc nơi yêu cầu truy tìm.

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com