Nếu cần tìm thêm tài liệu mẫu ngành thuốc, hãy xem list Series tổng hợp
Bạn có thể tải ngay các tài liệu ở đây:
Quy định vệ sinh khoBiểu mẫu lịch vệ sinh kho
Biểu mẫu bảng theo dõi vệ sinh kho
Biểu mẫu theo dõi xử lý côn trùng
Nếu khó khăn trong tải tài liệu, xem hướng dẫn tại đây
Nếu muốn mua tài liệu xem thông tin ở đây

Nếu liên kết bị hỏng vui lòng để lại comment để mình sửa chữa nhé!
Dưới đây là trích nội dung quy định vệ sinh kho chứa thuốc
1.
MỤC ĐÍCH:
- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh, an toàn lao động, theo quy
định của Nhà nước về luật lao động và pháp lệnh bảo hộ lao động.
- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình tồn,
trữ và lưu thông.
- Góp phần đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ nhằm bảo đảm
an toàn về người và tài sản.
2.
PHẠM VI ÁP
DỤNG: toàn bộ
công ty
3.
NỘI DUNG:
3.1. Những yêu cầu cơ bản về vệ sinh tại khu vực kho
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi, rác tích tụ và
không được có côn trùng sâu bọ, chuột.
- Mọi nhân viên làm việc tại khu vực kho thuốc phải được kiểm
tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần. Người mắc các bệnh về hô hấp hoặc có vết
thương hở không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc
(nguyên liệu, thành phẩm,…) còn hở.
- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố
trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc).
- Nhân viên làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo
hộ lao động, đi giầy hoặc dép dành riêng tại khu vực kho và sử dụng các trang
bị phòng hộ cá nhân thích hợp.
- Không được ăn uống hoặc để thực phẩm trong khu vực kiểm
nhận, bảo quản lấy mẫu, kiểm tra chất lượng và cấp phát thuốc.
3.2. Phương pháp tiến hành
3.2.1.
Lập lịch vệ sinh kho: Thủ
kho có trách nhiệm lập lịch vệ sinh kho theo mẫu TL-NQ04M01
3.2.2.
Đồi với khu vực bên ngoài kho:
-
Sàn hành lang ngoài:
Hàng tuần dùng chổi quét nhẹ nhàng (có thể phun nước làm ẩm trước khi quét nếu
cần). Lau bằng cây lau thấm nước vài lượt cho đến khi sạch bụi bẩn.
-
Tường hành lang: Hàng
tuần dùng chổi quét sạch mạng nhện, bụi.
3.2.3.
Đối với các khu vực bên trong kho
Khu vực văn phòng
của Kho:
-
Tường, trần nhà, hộp
đèn, bàn làm việc….): Hàng tuần dùng chổi lông quét nhẹ nhàng cho sạch bụi.
-
Các bàn, ghế, tủ tài
liệu,…: hàng ngày dùng khăn lau sạch bụi bẩn.
-
Nền nhà: hàng ngày
nhặt sạch rác to, sau đó dùng máy hút bụi hút sạch sẽ.
Khu vực kiểm hàng, đóng gói lẻ, cấp phát, bảo quản hàng hóa
-
Đối với tường, trần
nhà, cửa ra vào: Hàng ngày dùng chổi lông quét sạch bụi, mạng nhện bám trên
tường, trần nhà, cửa ra vào.
-
Đối với các giá kệ, tủ
để hàng, biển hàng: hàng tuần dùng chổi lông để quét nhẹ nhàng; dùng giẻ ẩm để
lau sạch các bề mặt tủ, sau lau lại bằng giẻ khô; dùng giẻ lau sạch bụi bám
trên các tấm biển hàng
-
Đối với sàn nhà kho:
hàng ngày, sau khi thu nhặt các loại rác thô, dùng máy hút bụi để hút sạch bụi
sàn nhà, gầm, kệ hàng.
5pt; text-autospace: none; text-indent: -18.0pt;"> - Đối với hàng hóa:
§ Phải tiến hành kiểm tra tình trạng vệ sinh của từng kiện
hàng trước khi xếp lên giá kệ trong kho. Nếu bao bì bẩn hoặc đổ vỡ,
bung bật do quá trình vận chuyển thì phải có biện pháp xử lý thích hợp
như lau chùi, đóng gói lại, báo cho Bộ phận có trách nhiệm để thay bao bì và
cần để riêng. Đặc biệt, nếu phát hiện có mối mọt thì phải đưa ngay ra khu vực
cách ly ở xa khu vực bảo quản, đề phòng lây lan và khẩn trương có biện pháp xử
lý.
§ Hàng tuần phải kiểm tra tình trạng của các kiện hàng, hàng
xuất ra khỏi kho phải sạch sẽ,
không có bụi bám trên mặt thùng hàng, hộp
hàng.
§ Hàng quý phải tiến hành đảo kho.
§ Đối với các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong
kho: hàng tuần lau chùi sạch sẽ
bên ngoài các dụng cụ như: cân, tủ lạnh, máy
điều hòa, xe chở hàng…
3.2.4.
Chống mối, mốc,
nấm, côn trùng, chuột:
-
Thường xuyên kiểm tra
kho, giá kệ, palet, bao bì để phát hiện sớm sự có mặt của mối mọt, côn trùng và
loài gặm nhấm.
-
Khi phát hiện kho có
chuột, sâu bọ, cần có biện pháp xử lý ngay. Sử dụng biểu mẫu: TL-NQ04M03
-
Việc sử dụng các thuốc
diệt chuột, sau bọ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo quy định của Nhà
nước và phải được nghiên cứu kỹ trước khi dùng, vừa tránh ô nhiễm chéo với
thuốc, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người.
-
Ngăn ngừa, loại trừ
các điều kiện phát sinh phát triển của nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ
-
Kiểm tra định kỳ trong
suốt quá trình bảo quản, kịp thời phát hiện hàng hóa ẩm mốc, hư hỏng do côn
trùng mối mọt, chuột bọ, cách ly riêng để xử lý.
-
Các hoạt động phòng
chống nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ phải gắn liền với các hoạt động
khác nhau (kiểm nhập, lấy mẫu, bảo quản, xuất hàng, vận chuyển, vệ sinh…) nhằm
kịp thời phát hiện, cách ly và xử lý những hàng hóa hư hỏng không để lây nhiễm
chéo
-
Khu vực bảo quản phải
sạch, không có rác tích tụ, không có côn trùng sâu bọ
-
Phải thực hiện quy
trình kiểm nhận hàng. Khi nhận kiểm hàng phải phát hiện hàng hóa có dấu hiệu
ô nhiễm, hư hỏng, bao bì không nguyên vẹn, ẩm mốc và phải bảo quản riêng số
hàng hóa này để xử lý.
-
Không được xếp hàng
hóa trực tiếp xuống nền kho.
-
Định kỳ đảo kho để
tránh tích tụ nhiệt và ẩm trong khối hàng.
-
Kiểm tra định kỳ trong
suốt quá trình bảo quản, kịp thời phát hiện hàng hóa ẩm mốc, hư hỏng do
côn trùng mối mọt, chuột bọ, cách ly riêng để xử lý.
-
Không mang thức ăn,
không được ăn uống trong khu vực kho. Không khạc nhổ bừa bãi trong khu
vực kho.
-
Các dụng cụ, thiết bị
tiếp xúc trực tiếp với thuốc (dụng cụ lấy mẫu, kiểm hàng…) phải đảm bảo
khô, sạch, không gây tương kỵ. Việc lấy mẫu, kiểm tra hàng hóa phải làm khẩn trương
nhanh gọn, tránh cho thuốc tiếp xúc lâu với không khí bên ngoài.
-
Phải thường xuyên theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho thuốc. Có biện pháp chống nóng, chống ẩm
kịp thời.
-
Việc xử lý hàng hóa bị
nhiễm, hư hỏng do nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ phải được thực
hiện ở nơi riêng, xa kho thuốc, đảm bảo không gây nhiễm chéo. Sử dụng các biện pháp hút
ẩm thích hợp khi cần thiết.
-
Cách ly những hàng hóa
ô nhiễm hư hỏng, báo cho phòng kỹ thuật kiểm nghiệm.
-
Kho phối hợp với Bộ
phận Kinh doanh kiểm nghiệm xem xét cụ thể thực tế và đề xuất phương án xử lý
với từng trường hợp cụ thể.
-
Khi phát hiện có mối
xông, phòng kỹ thuật kiểm nghiệm phải mời ngay trung tâm phòng chống mối
đến xử lý.
-
Lập phiếu theo dõi xử
lý xử lý côn trùng-mối mọt theo mẫu TL-NQ04M03.
-
Khi phát hiện kho hàng
có mối xông, phải có biện pháp di chuyển hàng ra khỏi nơi có mối và báo
cáo ban Giám đốc xin kinh phí để diệt mố
Ghi sổ: Sổ vệ sinh được lưu ở kho, nhân viên sau mỗi lần thực hiện đều phải ghi
vào sổ theo mẫu TL-NQ04M02,
phải có chữ ký của nhân viên vệ
sinh cũng như nhân viên giám sát
No comments:
Post a Comment
haccololong@gmail.com