Friday, July 14, 2017

Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy rừng KT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia auriculiformis)

ĐỊA ĐIỂM: TIỂU KHU 3456–quynh di – HẠ LƯU– ĐĂK NÔNG
CHỦ ĐẦU TƯ: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUVIENTHOTH ĐĂK NÔNG
Tháng 12/2012



CÔNG TY CỔ PHẦN THUVIENTHOTH           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÔNG TY CP THOTH                           Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
MDF ĐĂK NÔNG
Số: … /CNCT                                                
V/v: Xây dựng Phương án PCCCR
năm 2012-2013”                                                                             Quảng Khê, ngày      tháng     năm 2012                                  
                Kính gửi:    - Ban chỉ huy PCCCR tỉnh Đăk Nông;
   - Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glong;
   - Ban Lâm nghiệp xã THOTH.

            - Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về PCCCR
- Căn cứ Quyết định số 197/QĐ/BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ NN&PTNT  “V/v: Ban hành Hướng dẫn xây dựng Phương án Phòng chống cháy và chữa cháy cấp tỉnh”
- Căn cứ Quyết định số 674/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH thuê 298 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư sản xuất Nông Lâm nghiệp”
-  Căn cứ Quyết định số 960/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 07 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH”
- Căn cứ Quyết định số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong “V/v: Ban hành phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng”.
- Căn cứ Phương án Điều chế rừng bền vững của Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH Đăk Nông xây dựng tại khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8 - tiểu khu 1778 thuộc địa giới hành chính xã Quỳnh Dị – huyện Đăk Glong – tỉnh Đăk Nông;
- Căn cứ điều kiện thực tế triển khai Dự án
Nay Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH xây dựng Phương án PCCCR mùa khô 2012-2013 như sau:
        * Địa điểm: Tại khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8 - tiểu khu 1778
        * Diện tích :           298 ha
        * Đường băng cản lửa:
            - Chiều dài:      12,3 km (Đường bao quanh khu đất)
            - Chiều rộng:          5 m
        * Chi phí đầu tư:
            - Đường băng cản lửa:                            30.750.000 đồng
            - Bảng tuyên truyền, bảng cấm lửa:          6.000.000 đồng
                      Tổng chi phí:                               36.750.000 đồng
(Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng)
Vậy Chi nhánh Công ty chúng tôi kính trình Phương án PCCCR này đến quý Cơ quan được biết, thuận lợi trong việc quản lý, chỉ đạo

      Xin cảm ơn và chào trân trọng./.

                                                              CHI NHÁNH CÔNG TY CP THUVIENTHOTH ĐĂK NÔNG Nơi nhận:                                                                                                    GIÁM ĐỐC         
-      Như trên;
-      Lưu VT                                                                                                   
CÔNG TY CỔ PHẦN THUVIENTHOTH           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÔNG TY                                                               Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
MDF ĐĂK NÔNG
Số: …   /TTr-CNCT                                               
                                                                                                                    Quảng Khê, ngày      tháng     năm 2012

TỜ TRÌNH
“V/v: Xin phê duyệt Phương án Phòng cháy rừng mùa khô 2012-2013”

                
                Kính gửi:       - Công ty Cổ Phần THUVIENTHOTH  

            - Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
            - Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về PCCCR
            - Căn cứ Quyết định số: 197/QĐ/BNN-KL, ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ NN&PTNT “V/v: Ban hành Hướng dẫn xây dựng Phương án Phòng chống cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh”
             - Căn cứ “Hướng dẫn xây dựng Phương án PCCCR của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông”
 - Căn cứ Quyết định số 674/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH thuê 298 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư sản xuất Nông Lâm nghiệp”
 - Căn cứ Quyết định số 960/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 07 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH”

            Trên cơ sở tình hình thời tiết đã vào mùa khô, vật liệu cháy nhiều, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Nay Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH xây dựng Phương án PCCCR mùa khô năm 2012-2013 như sau:
        * Địa điểm: Tại khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8 – tiểu khu 1778
        * Diện tích :           298 ha
        * Đường băng cản lửa:
            - Chiều dài:      12,3 km
            - Chiều rộng:          5 m
        * Chi phí đầu tư:
            - Đường băng cản lửa:                             30.750.000 đồng
            - Bảng tuyên truyền, bảng cấm lửa:          6.000.000 đồng
                      Tổng chi phí:                               36.750.000 đồng
(Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng)
        * Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có của Công ty 
Kính đề nghị Quý lãnh đạo xem xét, phê duyệt để Chi nhánh sớm có cơ sở triển khai thực hiện./.
                                                                                                             
                                                                    CHI NHÁNH CÔNG TY CP THUVIENTHOTH ĐĂK NÔNG
                                                                                                         GIÁM ĐỐC
 Nơi nhận:                                                                                   
     - Như trên;                                                                                                                                                                         
     - Lưu VP                                                                                                                    


 CÔNG TY CỔ PHẦN THUVIENTHOTH          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…. /CT                                                                             Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
“V/v:Phê duyệt Phương án PCCCR
năm 2012-2013”                                                                       Quảng Khê, ngày      tháng     năm 2012

           

Kính gửi:        - Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH Đăk Nông


Xét tờ trình xin phê duyệt phương án PCCCR mùa khô năm 2012 - 2013 của Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH ngày …tháng…năm 2012. Nay Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH thông báo phê duyệt phương án PCCCR với các nội dung như sau:

        * Địa điểm: Tại khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8 - tiểu khu 1778
        * Diện tích :           298 ha
        * Đường băng cản lửa:
            - Chiều dài:      12,3 km
            - Chiều rộng:          5 m
        * Chi phí đầu tư:
            - Đường băng cản lửa:                      30.750.000 đồng
            - Bảng tuyên truyền, bảng cấm lửa:    6.000.000 đồng
                      Tổng chi phí:                         36.750.000 đồng
(Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng)


Nay Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH thông báo để Chi nhánh biết, triển khai thực hiện../


                                                                                             CÔNG TY CỔ PHẦN THUVIENTHOTH                                 
                                                                                                                   GIÁM ĐỐC
 Nơi nhận:                                                                
- Như trên;                                                                                                                                                                      
- Lưu VP.                                                                                    




                                                  MỤC LỤC


PHẦN I: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
6
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN……………………………………………………………………
6
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PCCCR……………………………………………………
7
I- CƠ SỞ PHÁP LÝ………………………………………………………………………………….
7
II- CƠ SỞ THỰC TIỂN………………………………………………………………………………
7
1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………………………
7
2. Dân sinh kinh tế …………………………………………………………………….................
   8
3.Tài nguyên và hiện trạng rừng………………………………………………………………….
   8
4.Các thuận lợi và khó khăn đối với công tác PCCCR …………………………………………..
   8
PHẦN II: MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN PCCCR
10
I. MỤC TIÊU CHUNG…………………………………………………………………………………..................
10
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ……………………………………………………………………………………………
10
PHẦN III: NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ………………………………………….
11
A- NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PCCCR………………………………………………………………………..
11
I. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG……………………………………………………………………………………….
11
II. XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PCCCR………………………………………………………………………
11
1. Xác định mùa cháy, nguyên nhân cháy…………………………………………………………
11
2. Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ cháy…………………………………………
11
3. Tuyên truyền trang bị kiến thức cho cộng đồng trong công tác PCCCR………………………
12
4. Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR & Các biện pháp lâm sinh……………………….
12
5. Xây dựng và thực hiện quy trình phát hiện điểm cháy rừng……………………………………
12
6. Nghiên cứu các giải pháp chính sách kinh tế, xã hội cho PCCCR……………………...............
13
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY…………………………………………………………………....................
13
IV. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO CHÁY RỪNG GÂY RA………………………………………………………
13
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN……………………………………………………………………………………….
13
C. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ………………………………………………………………………………………..
15
I. DỰ TOÁN CHI PHÍ THEO TỪNG HẠNG MỤC………………………………………………….....................
15
II. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN…………………………………………………………………………………
15
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….
15
I. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………..
15
II. KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………………
15

















PHẦN I
CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

  1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN:
            Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH Đăk Nông thuộc Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH hiện đang quản lý 298 ha rừng và đất rừng tại xã Quỳnh Dị - Đăk Glong - Đăk Nông. Diện tích này đã được UBND tỉnh Đăk Nông phê duyệt và cấp giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất tại Quyết định số 960/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 07 năm 2011.
- Nguồn gốc: Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.
- Mục đích sử dụng: Thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp.
- Thời hạn sử dụng: đến ngày 03/05/2049.
       - Hiện trạng: Tổng diện tích Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH được UBND tỉnh Đăk Nông cho thuê là 298 ha; trong đó:
    * Rừng tự nhiên:      84,8 ha
+ Rừng Nghèo IIIA1:                       6,3 ha
+ Rừng hỗn giao IIIA1+lồ ô:          12,2 ha
+ Rừng hỗn giao lồ ô+gỗ:               33,3 ha
+ Rừng hỗn giao lồ ô+keo:             27,0 ha
+ Rừng non có trữ lượng IIB:           0,8 ha
+ Rừng lồ ô:                                      5,2 ha
    * Đất chưa có rừng:  14,4 ha
+ Đất trống Ia, Ib, Ic:                      14,4 ha
    * Rừng trồng:                                              196,1 ha
    * Đất khác (Suối…)                                         2,7 ha.

Từ khi tiếp nhận diện tích rừng và đất rừng đến nay Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH đã và đang tiến hành phát triển hiệu quả các hoạt động khai thác, trồng rừng theo kế hoạch.

Công ty đã xây dựng quy hoạch khai thác và trồng rừng chi tiết từng năm, cho cả giai đoạn từ năm 2011 – 2014. Năm 2011, 2012 Công ty đã tiến hành trồng được  ha rừng cây Keo lai. Công tác quản lý bảo vệ (QLBV) và Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên toàn bộ diện tích đang được quản lý có hiệu quả.

            Nhằm thực hiện các yêu cầu PCCCR của UBND huyện Đăk Glong/các ban ngành liên quan; đồng thời để triển khai các hạng mục PCCCR hàng năm của Công ty. Nay, Chi nhánh Công ty xây dựng phương án PCCCR mùa khô 2012-2013 với những nội dung sau:
1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và tăng cường năng lực thực hiện QLBVR:
Đội Bảo vệ rừng của Chi nhánh Công ty gồm 04 người, có kinh nghiệm làm việc thực địa. Đến nay, lực lượng QLBVR đã hoạt động và hỗ trợ hiệu quả  cho công tác QLBVR và PCCCR.
2. Các thủ tục, hồ sơ PCCCR đã hoàn thành:
-         Xây dựng phương án PCCCR mùa khô 2012 - 2013
-         Xây dựng và trình duyệt bảng dự toán các hạng mục PCCCR 2012 - 2013
-         Công ty đã có Quyết định phân công nhiệm vụ trực PCCCR mùa khô 2012-2013 và phổ biến lịch trực PCCCR cho đội Bảo vệ và các bộ phận khác.
-         Lập và phổ biến danh sách các số điện thoại cần để liên lạc hỗ trợ PCCCR khi xảy ra cháy.
-         Xây dựng đầy đủ hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác giám sát, quản lý (Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch trồng/khai thác rừng, bản đồ thiết kế đường băng cản lửa)


3. Các hoạt động PCCCR đã triển khai ngoài thực địa:
-         Đến nay, Công ty đã xây dựng được 28,5 km đường bao quanh khu đất, đường vận xuất, đường vận chuyển đồng thời là đường ranh cản lửa. Việc mở mới các tuyến đường này sẽ được kết hợp thực hiện khi trồng rừng tiếp theo.
-         Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động (mũ nón, giày, quần áo) nhân viên làm việc hiện trường.
-         Công ty đã tiến hành đóng tu bổ thêm 20 bảng cấm lửa, 10 bảng tuyên truyền QLBVR dọc theo đường bao quanh khu đất, các tuyến đường vận chuyển vận xuất, nơi thường có người qua lại.
-         Chuẩn bị đủ các dụng cụ thiết yếu như: rựa, dao phát…
-         Tổ chức phát, dọn, gom, đốt vật liệu cháy tại đường bao quanh khu đất nơi tiếp giáp với Dân làm nương rẫy và các khu vực rừng dễ xảy ra cháy.
-         Tổ chức cho Đội bảo vệ rừng tuần tra, tu bổ hệ thống ranh cản lửa theo lịch phân công và báo cáo về văn phòng Công ty.
4. Phối kết hợp cùng các Ban ngành tại địa phương:
Công ty cũng đã trao đổi với kiểm lâm huyện, các đơn vị chủ rừng xung quanh và các ban ngành liên quan để chuẩn bị, hỗ trợ phối hợp tốt cho công tác QLBVR& PCCCR hàng năm.
Phương án PCCCR mùa khô năm 2012-2013 được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, cập nhật phương án PCCCR năm 2011 nhằm giúp triển khai đồng bộ các hạng mục PCCCR với các hoạt động hiện trường khác của Công ty.
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PCCCR:
  I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ qui định về PCCCR;
- Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 88 – 2006 Quy trình Phòng cháy, chữa cháy rừng tràm của Bộ NN&PTNT ban hành kèm theo Quyết định số: 4110/QĐ/BNN – KHCN ngày 31/12/2006;
- Căn cứ Thông tư số: 62/ 2005/TTLT-BTC- BNN&PTNN, ngày 04/8/2005 của liên Bộ Tài chính- Bộ NN & PTNN hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCCR;
- Căn cứ Quyết định số: 197/QĐ/BNN-KL, ngày 27 tháng 1 năm 2005 của Bộ NN& PTNT “V/v Ban hành Hướng dẫn xây dựng Phương án phòng chống cháy, chữa cháy cấp tỉnh”;
- Căn cứ Quyết định số 960/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 07 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH”
- Căn cứ Quyết định số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong “V/v: Ban hành phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng”.

II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
 1. Đặc điểm tự nhiên:
   * Vị trí địa lý: Khu vực đất Dự án nằm trong phạm vi hành chính xã Quỳnh Dị- Đăk Glong-Đăk Nông có tổng diện tích là 298 ha thuộc các khoảnh  3, 4, 5, 6, 7, 8 tiểu khu 1778, có vị trí tiếp giáp như sau:  
                 
                  + Phía Bắc giáp tiểu khu 1761
+ Phía Nam giáp tiểu khu 1786, 1796
+ Phía Đông giáp tiểu khu 1775
+ Phía Tây giáp tiểu khu  1769 và suối
  * Địa hình, thủy văn: Chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp. Hệ thống khe suối quanh năm có nước tạo ra tiểu vùng khí hậu có độ ẩm cao, thuận lợi cho công tác PCCCR cháy rừng.
  * Đất đai: Gồm có 3 loại đất chính như sau:
+ Feralit nâu đỏ trên đá bazan.
+ Feralit nâu vàng trên đá bazan.
+ Feralit đỏ vàng trên đá sét.

  * Điều kiện khí hậu: mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.     
  * Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ bình quân 22,3oc.
+ Nhiệt độ cao nhất 30oc.
+ Nhiệt độ thấp nhất 15oc.
  * Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm 1800-2000 mm, tập trung nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9.
  * Độ ẩm không khí: + Độ ẩm cao nhất 90%, thấp nhất 70%, độ ẩm bình quân 80%.
  * Chế độ gió: Có hai mùa gió thịnh hành, tốc độ gió trung bình khoảng 2.7m/s.
+ Gió mùa Đông Bắc trong mùa khô
+ Gió mùa Tây Nam trong mùa mưa.
2. Dân sinh kinh tế:
Theo số liệu thống kê từ huyện Đăk Glong, năm 2009 xã Quỳnh Dị có 17 dân tộc sinh sống, dân số trung bình khoảng 6.896 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65%. Sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đơn giản, năng suất thấp. Bên cạnh đó, người dân di cư tự do từ các tỉnh phía bắc vào đông và phức tạp, nhất là người H’Mông, họ sống ở vùng hẻo lánh, phá rừng làm rẫy săn bắt động thực vật trái phép. Đối tượng này thường ít tiếp xúc với bên ngoài, khó tuyên truyền vận động và ảnh hưởng đến công tác PCCCR.
3. Tài nguyên và hiện trạng rừng:

    Tổng diện tích: 298 ha
    * Rừng tự nhiên:   84,8 ha
+ Rừng Nghèo IIIA1:                        6,3 ha
+ Rừng hỗn giao IIIA1+lồ ô:           12,2 ha
+ Rừng hỗn giao lồ ô+gỗ:                33,3 ha
+ Rừng hỗn giao lồ ô+keo:              27,0 ha
+ Rừng non có trữ lượng IIB:            0,8 ha
+ Rừng lồ ô:                                       5,2 ha
   * Đất chưa có rừng: 14,4 ha
+ Đất trống Ia, Ib, Ic:                      14,4 ha
   * Rừng trồng:    196,1 ha
        - Rừng trồng năm 2005:                67,9 ha
        - Rừng trồng năm 2006:                22,9 ha
        - Rừng trồng năm 2007:                30,9 ha
        - Rừng trồng năm 2008:                  3,9 ha
        - Rừng trồng năm 2011:                15,2 ha
        - Rừng trồng năm 2012:                55,3 ha
   
   * Đất khác (Suối…):  2,7 ha.

4. Các thuận lợi và khó khăn đối với công tác PCCCR:
    * Thuận lợi:
      - Hệ thống suối và nhiều khe suối nhỏ có lượng nước lưu thông thường xuyên giúp duy trì độ ẩm cao.
      - Đến nay Công ty đã rà ủi xong 28,5 km đường bao quanh khu đất, đường vận xuất, vận chuyển đồng thời cũng là đường ranh cản lửa và quy hoạch thêm đường mới để thực hiện các hoạt động khai thác và trồng rừng giai đoạn 2012 – 2014.
- Xây dựng  15 bảng tuyên truyền QLBV rừng và 15 bảng cấm lửa.
- Hiện có 04 nhân viên của đội Bảo vệ rừng chuyên trách trong công tác QLBVR và PCCCR.
   * Khó khăn:
       - Vùng tái định cư của Dự án Thủy điện Đồng Nai nằm gần khu vực đất Dự án tạo áp lực đến công tác QLBVR.
       - Người dân bản địa có tập quán đốt nương làm rẫy vào mùa khô vì vậy nguy cơ xảy ra cháy lan sang các khu vực lân cận là rất lớn.
       - Hiệu quả của công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức PCCCR còn bị hạn chế do dân trí và điều kiện sống của các hộ dân vùng Dự án còn thấp nên việc nắm bắt thông tin tuyên truyền thường xuyên bị giới hạn.


PHẦN II
MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN PCCCR


I. MỤC TIÊU CHUNG:
     - Ngăn chặn và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng.
     - Chủ động khống chế ngay khi phát hiện đốm lửa, không để cháy lan trên diện rộng làm thiệt hại đến tài nguyên và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
     - Thường xuyên đi tuần tra, giám sát và phát hiện các điểm cháy ngay từ khi mới hình thành.
     - Trang bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ như: Rựa phát và hệ thống liên lạc như điện thoại…
     - Hoàn thành việc cắm mốc ranh giới kèm theo đó là xây dựng bảng cấm lửa, bảng tuyên truyền trên toàn khu vực.
     - Thực hiện mở mới theo quy hoạch đường vận xuất và là đường ranh cản lửa trong suốt quá trình khai thác rừng Keo lai và trồng rừng giai đoạn từ năm 2012 – 2014.
     - Trong mùa cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4, tăng cường công tác tuần tra để kiểm soát người ra vào rừng, ngăn cấm các hoạt động trái phép gây phát sinh lửa trong khu vực. Khi phát hiện được đám cháy rừng, người tuần tra phải thông báo ngay cho Công ty và Ban chỉ huy PCCCR cơ sở các thông tin về đám cháy.
    - Phổ biến các quy định của nhà nước về PCCCR đến tất cả các cán bộ và lực lượng Bảo vệ rừng của công ty, qua đó gián tiếp góp phần phổ biến đến cộng đồng dân xung quanh khu vực.
    - Từng bước hoàn thiện đội ngũ cán bộ PCCCR chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ tốt.






PHẦN III
NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ

A. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PCCCR:
  I. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG:
           - Công ty hiện có 04 nhân viên chuyên trách công tác QLBVR và PCCCR. Một Đội trưởng chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc đội Bảo vệ thường xuyên tuần tra, bám sát hiện trường, đặc biệt trong các tháng cao điểm mùa khô. Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng.
          - Cập nhật liên tục kế hoạch của đội PCCCR, phân công tuần tra phát hiện lửa rừng. Trong mùa cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4 bảo đảm trực 24/24 giờ. Báo động khi xảy ra cháy.
          - Kết hợp với Ban Lâm nghiệp xã, Kiểm lâm địa bàn xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, đồng thời báo ngay cho cơ quan chức năng và chính quyền các cấp để có biện pháp ứng cứu.
          - Thu thập dữ liệu dự báo nguy cơ cháy rừng và thông báo nguy cơ cháy rừng đến cán bộ Công ty cũng như cộng đồng dân cư xung quanh.
          - Đối với trường hợp khẩn cấp nguy cơ xảy ra cháy lớn đề nghị báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng hỗ trợ ứng cứu kịp thời.
II. XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PCCCR:
   1. Xác định mùa cháy, nguyên nhân cháy:
            - Xác định mùa cháy: Thời gian khô hạn dễ cháy rừng tại khu vực được xác định bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nguy cơ xảy ra cháy cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4.
            - Xác định nguyên nhân cháy: Nguồn gây cháy chủ yếu là do người dân dùng lửa đốt nương làm rẫy hoặc ven rừng vô ý thức, thiếu kiểm soát.
            - Dự báo cháy rừng: Dựa vào kinh nghiệm nhận định tình hình thực tế tại khu vực và thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 2. Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ cháy:
           - Để lực lượng PCCCR nắm bắt được những địa điểm dễ bị cháy, Công ty đã vạch rõ các tuyến đường giao thông nội vùng trên bản đồ, khoanh vùng một số khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
   - Quy vùng sản xuất nương rẫy trên bản đồ
   - Xác định khu vực lấy nước để chữa cháy rừng.





TT
Cấp nguy
 cơ cháy
Mức nguy hiểm
 Biện pháp tổ chức PCCCR
Dạng cháy
1
I
Cấp thấp
Theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động trong công tác PCCCR 
Ít có khả năng cháy
2
II
Cấp trung bình
Tăng cường kiểm tra bố trí người tuần tra và lực lượng chuẩn bị ứng cứu khi xảy ra cháy. Kiểm soát đốt nương rẫy
Cháy mặt đất chậm 
3
II
Cháy mặt đất trung bình 
4
III
Cấp cao
Tăng cường kiểm tra, sẵn sàng chống cháy. Cấm phát đốt nương rẫy
Cháy mặt đất nhanh 
5
IV
 Cấp nguy hiểm
Giám sát chặt vùng trọng điểm cháy, trực 24/24 giờ. Phát hiện, khoanh vùng kịp thời không để cháy lây lan
Cháy mặt đất và tán trung bình 
6
V
 Cấp cực kỳ nguy hiểm
Không cho người qua lại các vùng trọng điểm, giám sát 24/24 giờ. Khi xảy ra cháy khoanh vùng dập ngay đám cháy
Cháy mặt đất và cháy tán nhanh 
Biểu 1.Phân loại các dạng cháy và cấp nguy cơ cháy

3. Tuyên truyền, trang bị kiến thức cho cộng đồng trong công tác PCCCR:
     - Ưu tiên chọn nhân lực tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc rừng của Công ty cho người dân địa phương. Các hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức về bảo vệ rừng và PCCCR của Công ty chủ yếu tập trung vào độ Bảo vệ và qua đó gián tiếp tuyên truyền đến cộng đồng xung quanh.
     - Khuyến cáo người dân dùng lửa cẩn thận trong các hoạt động thường ngày. Trong trường hợp xử lý thực bì làm nương rẫy phải làm đường ranh đủ rộng nhằm hạn chế cháy lan vào khu rừng của đơn vị, yêu cầu chỉ đốt vào thời điểm thích hợp, bố trí nhân lực ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
     - Tiếp tục lắp đặt các bảng cấm lửa, bảng tuyên truyền theo kế hoạch hàng năm của công ty
4. Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR & Các biện pháp lâm sinh:
     - Đến nay Công ty đã mở được 28,5 km đường bao quanh khu đất, đường vận xuất, vận chuyển và có quy hoạch hệ thống đường trên toàn lâm phần. Hệ thống đường vừa đáp ứng việc khai thác vận xuất, vận chuyển vật tư, cây trồng đồng thời lợi dụng làm đường ranh cản lửa, chống cháy và được củng cố liên tục theo từng năm.
     - Làm giảm vật liệu cháy, phát đốt dọn thực bì toàn bộ diện tích đường băng cản lửa, xới cào đốt sạch kể cả vật liệu khác trên đường băng cản lửa.
     - Đốt xử lý thực bì vào lúc thời tiết dịu hẳn, gió nhẹ, có thể vào chiều tối đồng thời dập tắt lửa hết vào lúc ra về.
   * Địa điểm: Thực hiện trên tuyến đường bao quanh khu đất
     - Thường xuyên kiểm soát các hoạt động ra vào khu vực
     -  Mua sắm các dụng cụ cần thiết phục vụ công tác bảo vệ và PCCR theo kế hoạch được duyệt hàng năm
     - Công ty đã đóng mốc giới trên toàn lâm phần, đóng mới bổ sung bảng cấm lửa, bảng tuyên truyền.
5. Xây dựng và thực hiện quy trình phát hiện điểm cháy rừng
    -  Thường xuyên tuần tra, kiểm tra trong mùa cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4  
    - Vạch rõ mạng lưới giao thông nội vùng, địa hình và xác định các đặc điểm tự nhiên khác ảnh hưởng đến cháy rừng để chủ động trong việc phòng chống cháy.
    - Nắm bắt thông tin từ cộng đồng, theo dõi diễn biến thời tiết kết hợp tham khảo kinh nghiệm của người dân về tình hình nắng hạn, cháy rừng trong khu vực để có những biện pháp phù hợp trong từng thời điểm. 
6. Nghiên cứu các giải pháp chính sách kinh tế, xã hội cho PCCCR:
    - Xây dựng đường băng cản lửa là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.
    - Tạo cơ hội cho các hộ dân gần vùng dự án tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của công ty để có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau.
    - Đối với người tham gia PCCCR hỗ trợ từ 50.000 đến 100.000 đồng/lần tham gia chữa cháy
    - Áp dụng kết quả đánh giá tác động xã hội đã thực hiện năm 2011 để điều chỉnh lại phương án quản lý bảo vệ rừng.
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY:
    - Tổ chức nhân lực: Lực lượng QLBVR - PCCCR được trang bị các dụng cụ PCCCR như dao rựa, mũ chữa cháy, quần áo bảo hộ… thường xuyên bám sát hiện trường nhằm phát hiện lửa rừng dập tắt kịp thời không để cháy lan trên diện rộng. Ngoài ra Công ty cũng thường xuyên được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp, ngành, cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn, do đó việc huy động kết hợp nhân lực chữa cháy rừng có nhiều thuận lợi.
    - Các biện pháp kỹ thuật:
      + Chữa cháy rừng chủ yếu là con người và phương tiện thủ công do vậy mà cần có sự phối hợp chặt chẽ nhất là nguồn nhân lực huy động tại thôn gần nhất.
      + Nắm bắt địa bàn, tình hình thực bì nhằm chia cắt cục bộ đám cháy bằng các biện pháp như giới hạn đám cháy bằng đường băng trắng cản lửa, lợi dụng sông suối, đường dông, đường mòn hoặc các băng cản lửa trước đây để vạch hướng đường băng cản lửa
      + Quan sát hướng gió và tốc độ gió để có thể dùng lửa dập lửa, giới hạn đám cháy bằng các băng đốt trước.
IV. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO CHÁY RỪNG GÂY RA:
     - Phải xác định và điều tra nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại để đầu tư trồng rừng mới.
     - Cân đối chi phí chi trả cho người và phương tiện tham gia chữa cháy, tai nạn rủi ro.
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
     - Xây dựng, cập nhật và thực hiện phương án PCCCR hàng năm.
     - Làm đường băng cản lửa từ tháng 12
     - Phối hợp với thôn và các chương trình QLBVR của địa phương trong việc tiếp xúc tuyên truyền đến cộng đồng các nội dung PCCCR thông qua các cuộc họp.
     - Phân công lịch PCCCR. Lịch dự kiến chi tiết trong năm 2012 – 2013 như sau:
















TT
Nội dung hoạt động
Năm 2012-2013 Thời gian (tháng)


10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Kiện toàn các lực lượng PCCCR:

Phổ biến lịch tuần tra/trực PCCR hàng tháng. Tập huấn QLBV &PCCCR












Khoanh vùng các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.












2
Tuyên truyền giáo dục PCCCR
  
Đóng bổ sung các bảng tuyên truyền về BVR và PCCR.












3
Chuẩn bị phương tiện PCCCR
  
Mua sắm trang thiết bị PCCCR theo KH năm












4
Tu sửa các công trình PCCCR
  
Tu sủa đường ranh cản lửa, dọn vật liệu cháy, kiểm tra các trang
 thiết bị PCCCR.












- Mở mới đường vận xuất/cản lửa












- Đóng mới, tu sửa hệ thống mốc giới












5
Trực PCCCR
  
Lực lượng BVR thực hiện trực chống cháy kết hợp kiểm tra
 QLBVR theo lịch đề xuất hàng tháng từ Công ty












6
Bảo vệ rừng
  
Tuần tra thường xuyên ngăn chặn các hoạt động khai thác, bẫy bắt hoặc
 xâm nhập trái phép.












Báo cáo đinh kỳ về Công ty













Biểu 2.Lịch hoạt động PCCCR năm 2012-2013


C. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:
   I. DỰ TOÁN CHI PHÍ THEO TỪNG HẠNG MỤC:
     Biểu 3: Dự toán chi phí đầu tư
ĐVT: Đồng
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1.
Phát, dọn, gom, đốt đường băng cản lửa dài: 12,3 km, Rộng: 5 m (6,15 ha)
Ha
6,15
5.000.000
30,750,000

2.
Làm mới bảng tuyên truyền  60cm x 40cm bằng tôn có viền sắt bên ngoài
Bảng
15
200.000
3,000,000

3.
Làm mới bảng cấm lửa 50 x 50 50 cm bằng tôn có viền sắt bên ngoài
Bảng
15
200.000
3,000,000


Tổng



36,750,000

(Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng)

II. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN:
     - Thực hiện phương án phát huy vai trò trách nhiệm, năng lực chỉ huy và nâng cao nghiệp vụ PCCCR của đội PCCCR.
     - Hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra.
     - Tạo mối quan hệ mật thiết hỗ trợ qua lại giữa đơn vị vùng rừng trên địa bàn.

PHẦN IV
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 I. KẾT LUẬN:
     - Công tác PCCCR tại khu vực rừng THOTH không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của riêng Công ty mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cộng đồng các hộ dân sinh sống quanh khu vực, đòi hỏi có sự tham gia hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành tại đại phương.
     - Để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra, việc duy trì quan trắc, kiểm tra kiểm soát lửa rừng vào mùa khô phải được thực hiện thường xuyên và các hạng mục trong phương án cần được triển khai đồng bộ, kịp thời.

II. KIẾN NGHỊ:
     - Khi xảy ra cháy có nguy cơ lan ra diện rộng mà đơn vị không có khả năng dập tắt, đề nghị chính quyền địa phương các cấp huy động nhân lực và phương tiện ứng cứu kịp thời và phối hợp hỗ trợ các giải pháp khắc phục sau khi đám cháy được khống chế.
     - Trong trường hợp xảy ra cháy rừng do nguyên nhân chủ quan, đề nghị cơ quan chức năng điều tra xử lí hành vi vi phạm gây cháy rừng theo pháp luật.

Tài liệu tham khảo:
  1. Cẩm nang nghành Lâm nghiệp – Bộ Nông Nghiệp & PTNT (Chương trình Hỗ trợ Ngành Lâm Nghiệp & Đối tác)
  2. Hướng dẫn xây dựng phương án phòng chống cháy, chữa cháy cấp tỉnh - Quyết định số 197/QĐ/BNN-KL, ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ NN và PTNT
  3. Hướng dẫn xây dựng phương án PCCCR - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông;
  4. Quy định về PCCCR - Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ


CN CÔNG TY CP THUVIENTHOTH              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số ……/CNCT                                                                        Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
                                                                                                                             

                                                                                                   Quảng Khê, ngày….tháng…năm 2012
                                                                            
QUYẾT ĐỊNH
            (V/v: Thành lập Đội PCCCR – Chi nhánh Công ty CP THUVIENTHOTH nhằm hỗ trợ lực lượng tham gia PCCCR của huyện theo QĐ số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong)     

- Căn cứ Luật Quản lý bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về PCCCR;
- Căn cứ QĐ số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong v/v: “Ban hành phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng);
- Căn cứ Công văn số 05/KH-Đ12 của Đoàn THCT12/CT-TTg của UBND huyện Đăk Glong;
- Căn cứ Quyết định số 674/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH thuê 298 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư sản xuất Nông Lâm nghiệp”
 - Căn cứ Quyết định số 960/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 07 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “V/v: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH”
- Căn cứ Phương án PCCCR và tình hình thời tiết tại xã Quỳnh Dị. Nay, Giám đốc Chi nhánh CP THUVIENTHOTH quyết định:

Điều I: Thành lập Đội PCCCR- Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH nhằm hỗ trợ lực lượng tham gia PCCCR của huyện theo QĐ số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong gồm những người sau đây: (Danh sách kèm theo).

Điều II: Đội PCCCR- Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác QLBVR – PCCCR theo nội dung Kế hoạch đã phổ biến (gửi kèm: Công văn số 05/KH-Đ12, QĐ số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong, Công văn số 680/CV-KL của Chi cụa KL tỉnh).

Điều III: Đội PCCCR-  Chi nhánh Công ty Cổ phần THUVIENTHOTH chịu trách nhiệm chính thi hành quyết định này.

Điều IV: Quyết định này có hiêu lực kể từ ngày ký.
CHI NHÁNH CÔNG TY CP THUVIENTHOTH
                                                                                                                       GIÁM ĐỐC
                                                                                                                 
Nơi nhận:                                                                                                  
-  Như trên
- Lưu VT       
                                                                                                                       
CHI NHÁNH CÔNG TY CP THOTH            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
                                                                                           Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
                                                                                               
                                                                 

DANH SÁCH ĐỘI PCCCR – CHI NHÁNH CÔNG TY CP THUVIENTHOTH
(Nhằm hỗ trợ lực lượng tham gia PCCCR huyện theo QĐ số 3068/QĐ-UBND của UBND huyện Đăk Glong)


                                                                 
STT
Họ và Tên
Chức vụ
Số điện thoại
Ghi chú
1
Đỗ Bình
Đội trưởng
0903593838

2
K War
Thành viên
0976723725
3
Đỗ Thành Nam
Thành viên
01699844089
4
Lê Thanh Giang
Thành viên
0977815073

                                                                                     Quảng Khê, ngày….tháng…..năm 2012
                                                                                   CHI NHÁNH CÔNG TY CP THUVIENTHOTH
                                                                                                                       GIÁM ĐỐC




                        

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com