Wednesday, December 14, 2016

Quy chế phân quyền uỷ quyền

Cơ chế phân quyền uỷ quyền này gồm 10 trang, của một công ty cổ phần lớn hoạt động trong lĩnh việc sản xuất. Đây là mẫu tuyệt với nếu bạn muốn có một tài liệu để tham khảo để soạn thảo một cơ chế cho doanh nghiệp của bạn.


Tài liệu này gồm 4 chương với 18 điều khoản.
Chương 1: Quy định chung
Chương 2: Phân cấp quản lý
Chương 3: Phân quyền và uỷ quyền
Chương 4: Điều khoản thi hành.

Bạn có thể tải nó ở đây QUY CHẾ PHÂN UỶ QUYỀN
Còn dưới đây là mục lục và nội dung của 1 chương.
MỤC LỤC
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG
            Điều 1: Mục đích và yêu cầu  
            Điều 2: Phạm vi áp dụng
            Điều 3: Định nghĩa và thuật ngữ
            Điều 4: Những nguyên tắc cơ bản của việc phân quyền và ủy quyền
                       
Chương 2: PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
            Điều 5: Mô hình tổ chức các cấp có thẩm quyền
            Điều 6: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy quản trị Công ty
            Điều 7: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy điều hành Công ty
            Điều 8: Vai trò, vị trí và chức năng của các Hội đồng, Ban, Nhóm dự án
            Điều 9: Vai trò, vị trí và chức năng của các Phó Giám Đốc Công ty
            Điều 10: Vai trò, vị trí và chức năng của các Quản đốc, Trưởng phòng, Trưởng ca, Tổ Trưởng
Chương 3: PHÂN QUYỀN VÀ ỦY QUYỀN
            Điều 11: Phân quyền cơ bản – tổng quát
            Điều 12: Phân quyền chi tiết – cụ thể
            Điều 13: Ủy quyền
            Điều 14: Ủy quyền toàn bộ, có thời hạn của Giám Đốc
            Điều 15: Trách nhiệm của người được giao quyền
                       
Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            Điều 16: Xử lý vi phạm
            Điều 17: Trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này

            Điều 18: Sửa đổi bổ sung quy chế

CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích và yêu cầu
1.      Là cơ sở để thực hiện công tác phân quyền, ủy quyền của Công ty
2.      Đảm bảo các chức danh quản lý thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc điều hành và kiểm soát công việc
Điều2: Phạm vi áp dụng
1.      Qui chế này áp dụng đối với mọi hoạt động trong  phạm vi Công ty CP Thuvienthoth.blogspot.com.
2.      Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của quy chế này với quy định của các Luật thì áp dụng theo quy định của Luật pháp.
3.      Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của quy chế này với quy định của các quy chế khác thì áp dng theo quy đnh ca quy chế này.
Điều 3: Định nghĩa và thuật ngữ
1.      Định nghĩa:
1.1  QUYỀN HÀNH / QUYỀN HẠN: Được phép tự mình ra quyết định (lựa chọn các phương án hành động) để giải quyết các vấn đề hoặc tác động điều chỉnh để đạt mục tiêu trong một khuôn khổ, phạm vi nhất định mà không cần phải “xin ý kiến” chỉ đạo từ ai khác trước khi ra quyết định và cũng không cần phải có sự phê duyệt chấp thuận của ai khác sau khi ra quyết định.
1.2  QUYỀN LỰC: Khả năng thực hiện việc ra quyết định và yêu cầu những người có liên quan phải thực thi quyết định đó. Khả năng này tùy thuộc vào 3 thành tố:
a.         Quyền lực pháp chế (Legitimate Power) là quyền lực được giao căn cứ theo quy định có tính pháp chế của tổ chức khi bổ nhiệm chức vụ cho một cá nhân hoặc khi thành lập một bộ phận trong tổ chức, nó bao gồm các quyền như: thưởng phạt, kiểm tra, cưỡng chế, ra lệnh, điều động
b.         Quyền lực do sức ảnh hưởng (Referent Power) là quyền lực xuất phát từ sự ảnh hưởng, do đặc tính riêng về nhân cách, uy tín mà người ra quyết định đó có được, như: năng lực thuyết phục và uy lực thu hút  hơn so với mọi người khiến cho người khác thừa nhận, tôn trọng, thậm chí tôn sùng và tự nguyện phục tùng các quyết định của họ.
c.         Quyền lực được tạo ra do năng lực chuyên môn (Expert Power) người ra quyết định do có tài năng chuyên môn cao, khiến cho người khác phục tùng, chấp hành theo quyết định của họ vì tin tưởng vào tài năng của họ. 
1.3  CẤP CÓ THẨM QUYỀN: một cấp quản lý có quyền lực pháp chế được giao theo những quy định cụ thể của tổ chức.
1.4  PHÂN QUYỀN: là hình thức chuyển giao quyền hạn toàn bộ, vô thời hạn và thường xuyên cho một cấp có thẩm quyền cụ thể, có phân định phạm vi, lĩnh vực ra quyết định rõ ràng, được nêu tại những điều khoản trong các Quy chế của Công ty.
1.5  ỦY QUYỀN: Giao cho ai đó có trách nhiệm thay mặt mình để thực hiện một quyền hạn riêng lẻ nào đó thuộc quyền hạn của mình trong một thời gian nhất định.
1.6  CHỊU TRÁCH NHIỆM: có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình với cấp trên về các quyết định của mình và sẵn sàng gánh chịu sự chế tài nếu gây thiệt hại cho Công ty hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Công ty.
THÔNG TIN CHÍNH THỨC: Thông tin được công bố bằng các hình thức: văn bản, thư điện tử, tin nhắn qua điện thoại di động, tuyên bố tại các cuộc họp có ghi biên bản, hội ý có từ 3 người trở lên



😇Nếu bạn khó khăn khi tải tài liệu 👉 xem hướng dẫn ở đây
😇Nếu bạn cần mua tài liệu hãy 👉 để lại yêu cầu của bạn tại đây

4 comments:

  1. Tôi không tải được tài liệu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin lỗi bạn lỗi của google thay đổi đường link.
      Hiện mình đang cố gắng để khắc phục vì khá nhiều nên mất thời gian ạ :(

      Delete
    2. vẫn ko tài đc

      Delete
  2. mình cũng ko tải được

    ReplyDelete

haccololong@gmail.com