Sunday, April 3, 2022

Danh sách thực phẩm dành cho Chuột lang – Bọ ú - Guinea pig

Chuột lang có một bộ tiêu hóa khá nhạy cảm. Chỉ cần sau 24h bị tiêu chảy mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến cái chết, nhất là chuột nhỏ. Vì vậy, nếu bạn chưa tự tin để nuôi chuột lang nhỏ bạn nên bắt đầu bằng những chú chuột trưởng thành, khoảng 4 tháng trở lên. Cho chuột lang ăn như thế nào và ăn những gì luôn cần được quan tâm.

Ngoài cỏ tươi và cỏ khô là thức ăn chính, chuột lang cũng cần được bổ sung vitamin (đặc biệt là vitamin C) từ các loại rau, củ, quả tươi. Rau, củ, quả cần được rửa sạch (cỏ thì bạn không nên rửa nhé và quan trọng đừng cắt cỏ khi còn sương nha => không thực hiện được thì phải để ráo nước nhé), để ráo, cắt nhỏ nếu cần.

Một số loại củ có vỏ cứng như su hào thì nên gọt vỏ. Bạn nên cho chuột lang ăn rau củ còn tươi mới không nên dùng rau củ đã hư hỏng, dập nát vì có thể gây tiêu chảy. Với rau củ vừa lấy ra từ tủ lạnh nên để nhiệt độ phòng một lúc sau mới cho bọ ăn. Mỗi loại rau củ bên cạnh những thành phần dinh dưỡng luôn chứa một số chất là „ độc tố“ với chuột lang nhất định. Sau đây mình sẽ tổng hợp một số loại thức ăn nên và không nên dùng cho bọ cũng như liều lượng và cách dùng để mọi người có thể tham khảo. Lưu ý với  bất cứ một loại thực phẩm nào ban đầu bạn cũng chỉ nên cho ăn với lượng nhỏ để chuột lang quen dần, sau đó mới từ từ tăng dần lên.

Dưới đây là danh sách các rau, củ quá, giá trị dinh dưỡng và tần xuất nên được áp dụng cho thú cưng của bạn.


Bạn có thể tải đầy đủ danh sách này ở đây

Thông tin bổ sung về một số thực phẩm và các chất gây hại bên trong

1. Axit oxalic: Là một loại axit hữu cơ có trong một số loài thực vât. Axit oxalic có thể kết hợp với các nguyên tố như canxi, sắt, natri, magiê, kali  tạo thành các muối oxalat kích thích ruột và thận. Quá trình này làm hao hụt các nguyên tố vi lượng có trong cơ thể. Đồng thời muối oxalat canxi có thể kết tủa trong thận gây sỏi thận và nghẽn đường tiết niệu.

Các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic nên chỉ được dùng với số lượng nhỏ và không nên dùng hằng ngày. Và tránh dùng cho chuột lang bị mắc những bệnh về thận

2. Solanine: Là một Akaloit độc hại thường có trong các loài thực vật họ cà hay còn gọi là họ khoai tây (Ví dụ: cà pháo, phần cuốn hay xanh non của cà tím, cà chua, ớt chuông, phần mầm xanh của khoai tây…) Việc nhiễm độc Solanine có thể gây những triệu chứng như: đau dạ dày, viêm ruột, viêm thận, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể dẫn đến việc các tế bào máu bị phá hủy, cản trở quá trình hô hấp và trao đổi chất cũng như làm tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Chính vì vậy khi cho chuột lang ăn nhớ chú ý phần cuốn hay xanh non của cà tím, cà chua, ớt chuông cần được loại bỏ (phần chín thì không sao). Khoai tây vì chứa nhiều năng lượng nên tất nhiên không có lý do gì xuất hiện trong khẩu phần ăn của míp.

3. Nitrat:  Nitrat là ion được hình thành từ nguyên tử oxi và nitơ. Thực vật cần nitơ cho quá trình tổng hợp protein. Nitrat vốn không độc hại, tuy nhiên khi vào cơ thể động vật các muối nitrat tham gia phản ứng ôxi hóa khử ở dạ dày và đường ruột dưới tác dụng của các men tiêu hóa, sinh ra chất nitrit rất độc. Triệu chứng là: tiết nước bọt, tiêu chảy, run cơ, suy nhược, chóng mặt, tím tái.

Với một lượng nhỏ thức ăn chứa Nitrat thì không đáng lo ngại. Nhưng không nên dùng các thực phẩm giàu Nitrat như: Xà lách, rau chân vịt, cải bẹ… hằng ngày. Việc sử dụng chúng thỉnh thoảng để thay đổi thì không sao.

4. Axit xianhiđric (Hidro xyanua): Là một chất lỏng không màu, dễ cháy, dễ bay hơi, tan được trong nước và có mùi hạnh nhân. Ở dạng tinh khiết nó vô cùng độc hại và có trong một số loài thực vật với một lượng rất nhỏ. Việc tích tụ xyanua trong cơ thể với một lượng vừa đủ có thể làm tắc nghẽn các tế bào, làm chúng không thể nhận được oxi khiến các tế bào chết đi. Các triệu chứng thường gặp đầu tiên là:  chuột rút, đau bụng, tiêu chảy và sau đó là khó thở, tệ hơn nữa là tử vong.

Với một lượng nhỏ xyanua trong thức ăn thì không gây hại nhiều. Một số động vật còn ăn vỏ cây chứa xyanua như là một cách để tiêu diệt những kí sinh trùng có hại trong ruột. Nhưng để tránh bị nhiễm độc xyanua do quá liều cần tránh cho ăn những loại quả như đào, mận…. ( đặc biệt là phần lá, hạt và vỏ cây).

Cuối cùng bạn nên xem qua video này để thấy tầm quan trọng của việc cho Bọ ú của bạn ăn những gì nhé.! Bọ ú thật sự dễ nuôi, thật sự dễ vì gần như không bệnh tật, quan trọng là bạn cho ăn đúng cách hay không mà thôi. Hãy xem qua nhé!

Thông tin mua giống

Nếu bạn đang xem xét mua Bọ ú làm thú cưng hoặc để bảo tồn, xin hãy xem xét mua bọ ú của mình nhé.

Dưới đây là thông tin liên lạc để mua giống:

Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/haccolong/

Fanpage chuyên Bọ ú: https://www.facebook.com/hermitfarm37

Mua thức ăn hoặc giống cây cho bọ qua fb hoặc kênh: https://shopee.vn/haccolong

Hoặc bạn có thể liên lạc qua zalo số: 0907170027

Chân thành cảm ơn!

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com