Tuesday, November 5, 2019

Kỹ năng chăm sóc thỏ con

Chăm sóc thỏ con đúng cách giúp đàn thỏ đỡ bị hao hụt và thỏ phát triển nhanh. Đặc biệt là những người nuôi thỏ cảnh, do không chuyên nuôi nên kỹ thuật còn hạn chế và thuốc phòng và chữa bệnh không phải khi nào cũng có sẵn. Vì thế thỏ có thể bị chết, tốn công chăm sóc của bạn. Thỏ đã trưởng thành thì ít bệnh hơn nên để nuôi thỏ cảnh bạn cần hết sức cẩn trọng lúc thỏ còn nhỏ. Bài viết này dành cho những người nuôi thỏ để làm cảnh, để chơi giúp bạn không tốn nhiều thời gian mà thỏ vẫn phát triển tốt.

Ta phân chia thỏ con ra nhiều khoảng tuổi theo ngày như sau:

  • Tỏ từ lúc sinh tới 10 ngày tuổi
Tách thỏ: Chờ thỏ mẹ sinh xong, liếm sạch máu và nước ối trên thỏ con xong bạn nên tách thỏ con ra khỏi thỏ mẹ nhằm trách thỏ mẹ nhảy vô ổ phá con làm thỏ con bị thương và dẫm đạp con, phòng thỏ mẹ đi vệ sinh trong tổ làm dơ bẩn.
Cho bú: Mỗi ngày 1 lần (nhớ là chỉ cần 1 lần thôi, thỏ con chỉ cần bú 1 lần 1 ngày) vào giờ cố định, bạn cho ổ thỏ con vào lồng thỏ mẹ hoặc đưa tới gần thỏ mẹ để thỏ mẹ cho bú. Có những con thỏ mới sinh lần 1 rất vụng và có thể không biết cho con bú, bạn bắt thỏ mẹ vào ổ thỏ con luôn. Vuốt ve trên đầu thỏ mẹ để thỏ mẹ đứng yên và thỏ sẽ tự tới rúc bú.
Chú ý:
Sau khi cho bú xong bạn cần kiểm tra xem thỏ con bú no chưa? con nào chưa no bạn nên bỏ riêng vào ổ khác và ép thỏ mẹ cho những con thỏ đó bú tiếp hoặc vài tiếng sau cho các con này bú riêng. Thỏ con sau khi sinh 14 tiếng mới cần cho bú vì thực tế ngay khi đẻ ra nó đã bú mẹ rồi.
Trường hợp thỏ con vẫn bú mà không thấy con nào no, chắc chắn thỏ mẹ chưa xuống sữa. Bạn cần ra tiệm thú ý mua thuốc tiêm kích thích động dục hoặc kích thích đẻ ngay (bạn hãy nói là loại nào kích thích xuống sữa) về tiêm ngay cho thỏ mẹ. Nếu có kỹ thuật hãy tiêm đùi để tác dụng thuốc được nhanh, nếu không bạn hãy tiêm dưới da để an toàn.
  • Thỏ từ 11 ngày tuổi tới 30 ngày tuổi
Vào ngày thứ 11 bạn có thể cho thỏ con vào chung lồng với thỏ mẹ, tôi thường để tới ngày 13 khi thỏ con cứng mới cho ở chung với mẹ. Lúc này thỏ con sẽ tự tìm và tự bú mẹ bạn không cần phải làm thêm gì cả. Chỉ cho thỏ mẹ ăn như bình thường là được.
Thỏ được 20 ngày tuổi thường bắt đầu tập ăn thức ăn của thỏ mẹ, bạn không nên cho thỏ mẹ ăn đồ ăn ướt vì thỏ con có thể sẽ ăn và dẫn tới bệnh đường ruột làm thỏ chết.
Được 25 ngày tuổi thỏ ăn đã cứng và bạn có thể tách thỏ con ra khỏi mẹ, nhưng vì bạn nuôi cảnh nên không cần thiết phải tách ngay, bạn có thể cho thỏ mẹ và thỏ con sống chung với nhau đến khi thỏ con được 40 ngày tuổi hoặc đến khi thỏ mẹ sắp đẻ lứa tiếp theo. Trong trường hợp này bạn chỉ cần cho thỏ mẹ ăn và uống bình thường, thỏ con sẽ bú ít dần và ăn/ uống thức ăn của mẹ nhiều dần hơn.
  • Thỏ sau 30 ngày tuổi hoặc đã tách mẹ
Thỏ con dễ bị bệnh đường ruột vì thế cần lưu ý thức ăn của thỏ. Gần như mọi loại lá ngũ cốc cũng như hoa quả, củ thứ gì thỏ cũng ăn. Tuy nhiên, đối với thỏ con bạn cần chú ý những điểm sau:

1. Thức ăn là rau xanh thì không nên dùng thức ăn ướt hoặc sương đang nhiều, cần để ráo mới cho ăn.
2. Không nên cho thỏ ăn các loại quả có nhiều nước như: thanh long, dưới, chuối, dưa hấu và không nên cho ăn mía. Có thể cho ăn vỏ dưa hấu và mía vào mùa nắng nhưng thật ít.
3. Nên cho thỏ con ăn nhiều cám công nghiệp để thỏ mau lớn và mau chững, sau khi lớn hơn 1kg có thể cắt dần cám công nghiệp và cho thỏ ăn ngũ cốc hoặc thức ăn thừa của gia đình như cơm chẳng hạn.
4. Cho thỏ uống nước bình thường như mọi vật nuôi khác.

Chú ý khi nhốt hoặc thả thỏ
Chó rất kỵ thỏ vì thế nếu không chắc chắn là chó của bạn sẽ không tấn công thỏ, bạn không nên thả 2 loại này chung với nhau. Nếu có thể hãy nuôi hơn 1 kg mới thả rông thỏ ra vườn để tránh bị mèo và chó tấn công.
Chỉ thả trong vườn nhà có lưới vây, vì thỏ khi ra khỏi nhà sẽ bị động vật và người khác làm cho nó hoảng sợ sẽ chạy mất mà không biết đường về.
Nếu nuôi nhốt, hãy đảm bảo lồng có lưới bên dưới để phân và nước tiểu rớt xuống dưới không làm bẩn chuồng dễ gây ra bệnh cho thỏ.
Phòng bệnh cho thỏ
Các loại bệnh bạn nên phòng cho thỏ là những bệnh thỏ thường hay mắc phải như: ecoli, tụ huyết trùng, cầu trùng và nấm đường ruột.
Nếu thỏ bạn mua từ trại về hãy hỏi họ đã phòng chưa? nếu chưa hãy cố gắng mua thuốc về phòng. Sau khi được 3 tháng tuổi bạn nên phòng lại 1 lần nữa các bệnh trên cho thỏ. Nếu có điều kiện có thể phòng thêm bệnh khác.

Trên đây là tổng hợp một số lưu ý khi chăm sóc thỏ con. Hi vọng nó có ích cho các bạn, chúc bạn nuôi thỏ thành công.


https://thuvienthoth.blogspot.com/2019/05/su-dung-trinh-duyet-cryptotab-browser.html


No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com