Mẫu Hợp đồng tư vấn - đào tạo xây dựng hệ thống Phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn theo tiêu chuẩn HACCP này là một mẫu hợp đồng rất chi tiết. Nếu bạn đang muốn tìm một đơn vị tư vấn - đào tạo áp dụng haccp thì nên tham khảo hợp đồng này.
Hợp đồng này gồm 4 trang với 8 điều khoản.
Điều 1: Mô tả dịch vụ tư vấn và phạm vi; Điều 2: Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ; Điều 3: Trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ; Điều 4: Giá dịch vụ và phương thức thanh toán; Điều 5: Cam kết trách nhiệm của các bên; Điều 6: Tạm ngưng và hủy hợp đồng; Điều 7: Trọng tài; Điều 8: Hiệu lực của hợp đồng.
Bạn có thể tải ngay mẫu hợp đồng ở đây
Nếu khó khăn trong tải tài liệu, xem hướng dẫn tại đây
Nếu muốn mua tài liệu xem thông tin ở đây
Nếu liên kết bị hỏng vui lòng để lại comment để mình sửa chữa nhé!
Trích nội dung của hợp đồng:
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
Số: /2016
Hôm nay, tại TP HCM , ngày .... tháng ......năm 20. ., chúng tôi gồm có :
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
Số: /2016
Hôm nay, tại TP HCM , ngày .... tháng ......năm 20. ., chúng tôi gồm có :
1. CÔNG TY TNHH RAU THOTH
Địa chỉ số: _____________________________________.
Điện thoại : __________________________________
Mã số thuế: __________________________________\
Đại diện là : ___________________________________
Chức vụ : ___________________
Sau đây gọi tắt là BÊN A .
2. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ THOTH_
Địa chỉ số : 8/9 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại :
(84-8) 245454099 __ 3744541928
Mã số thuế : 03057456
Đại diện là : Ông VŨ
ANH
Chức vụ :
Giám Đốc
Sau đây gọi tắt là BÊN B .
Hai bên thống nhất thoả thuận với nội dung hợp đồng như
sau :
Hai bên thống nhất thoả thuận với nội dung hợp đồng như
sau :
Điều
1: PHẠM VI TƯ VẤN
1.
Loại hình dịch vụ: Tư vấn xây dựng hệ thống
Phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn theo tiêu chuẩn HACCP (sau đây
gọi là Hệ thống HACCP) cho đến khi Bên A đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
HACCP.
2.
Quy mô áp dụng: khối văn phòng và nhà máy
tọa lạc tại ________________ _______ tỉnh Khánh Hòa.
3.
Sản phẩm áp dụng: Sản xuất và chế biến khoai
tây, rau xanh, đậu nành, đậu xanh (theo danh mục sản phẩm kèm theo hợp đồng
này).
4.
Thời gian: Thời gian tư vấn để Bên A được
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP là 06 đến 08 tháng từ khi ký kết hợp đồng.
Các khoản thời gian
tạm ngưng theo Khoản 1 điều 6 của hợp đồng này không được tính vào thời hạn
thực hiện hợp đồng.
5.
Nội dung dịch vụ chia làm 5 (năm) giai đoạn:
Giai đoạn I – Chuẩn bị tiến hành, bao gồm:
●
Bên B khảo sát thực trạng Bên A,
●
Bên A thiết lập Đội HACCP,
●
Bên B đào tạo khoá 1: Các kiến thức cơ bản về
HACCP,
●
Bên B lập kế hoạch thực hiện chi tiết theo tiến
trình thời gian và thống nhất với Bên A,
●
Bên B hướng dẫn Bên A xây dựng chính sách an
toàn thực phẩm và sơ đồ tổ chức.
Giai đoạn II – Xây dựng và thiết lập văn bản cho hệ
thống, bao gồm:
●
Bên B đào tạo khóa 2: Cách thức xây dựng hệ
thống văn bản,
●
Bên B tư vấn cho Bên A xây dựng các văn bản của
hệ thống theo yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP theo kế hoạch đã thống nhất ở giai
đoạn I.
●
Xem xét hệ thống văn bản và cung cấp cho Bên A
các khuyến nghị để cải tiến hệ thống này.
Giai đoạn III – Triển khai áp dụng hệ thống văn bản
●
Bên B tư vấn cho Bên A áp dụng hệ thống đã xây
dựng và có sự điều chỉnh phù hợp.
Giai đoạn IV – Đánh giá nội bộ
●
Bên B đào tạo khóa 3: Chuyên gia đánh giá nội bộ
theo HACCP,
●
Bên B hướng dẫn hoặc trực tiếp tiến hành đánh
giá nội bộ một lần cho Bên A,
●
Bên B tư vấn khắc phục sau đánh giá.
Giai đoạn V – Chứng nhận hệ thống
●
Bên B hướng dẫn Bên A trong công tác chuẩn bị để
Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá xem xét hệ thống tài liệu và đánh giá
chứng nhận cho Bên A.
●
Bên B sẽ xem xét kết quả đánh giá xem xét hệ
thống tài liệu, đánh giá chứng nhận của Tổ chức chứng nhận và tư vấn cho Bên A
trong việc khắc phục những điểm không phù hợp (nếu có) cho đến khi Bên A nhận
được chứng nhận.
Điều 2 : TRÁCH
NHIỆM CỦA BÊN A :
1.
Lãnh đạo cao nhất của Bên A có trách nhiệm tham
gia, đốc thúc việc thực hiện thông qua việc:
● Thành
lập Đội HACCP gồm ít nhất 10 (mười) người trong đó phải chỉ định một thành viên
làm đội trưởng.
● Và
Đội HACCP phải có đủ năng lực, quyền hạn để:
● Lãnh
hội các ý kiến của chuyên gia tư vấn, sau đó truyền đạt và hỗ trợ những người
khác (khi cần thiết) trong việc soạn thảo văn bản và triển khai áp dụng nhằm
thực hiện những hướng dẫn của chuyên gia tư vấn.
● Soạn
thảo các văn bản đã thống nhất với chuyên gia tư vấn của Bên B trong thời hạn
đã cam kết với chuyên gia tư vấn.
● Đôn
đốc và thực hiện các thủ tục đã được phê duyệt của Ban lãnh đạo.
● Công
bố chính sách an toàn thực phẩm, sơ đồ tổ chức trong vòng 45 (bốn lăm) ngày kể
từ khi ký kết hợp đồng này, chính sách phải bao gồm việc thể hiện cam kết hướng
tới một sản phẩm an toàn cho xã hội.
● Theo
dõi tiến trình thực hiện, xem xét, phê duyệt các tài liệu và các đề xuất của
Đội HACCP và chuyên gia tư vấn nếu việc ban hành tài liệu và thực hiện các đề
xuất đó không gây tổn hại cho Bên A.
● Tạo
điều kiện thuận lợi để nhân viên tham gia các chương trình làm việc đã thống
nhất với chuyên gia tư vấn và việc thực hiện tác nghiệp của chuyên gia tư vấn,
● Tiến
hành ký kết hợp đồng chứng nhận với tổ chức chứng nhận sau khi Bên A hoặc được
Bên B thực hiện đánh giá nội bộ lần thứ nhất.
2.
Nhân viên tham gia có trách nhiệm tuân thủ tiến
trình theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Các nội dung triển khai ở buổi làm việc trước đó phải được hoàn thành
đúng thời hạn đã cam kết. Trong trường hợp buổi làm việc tiếp theo không thể
tiến hành do việc không hoàn thành đúng thời hạn thì buổi làm việc đó được tính
như một buổi làm việc bị hủy.
3.
Các trách nhiệm khác theo hợp đồng này.
Điều 3: TRÁCH
NHIỆM CỦA BÊN B :
● Tư
vấn và hỗ trợ Bên A trong hoàn thành trách nhiệm theo Khoản 1 điều 2 của hợp
đồng này.
● Bên
B có trách nhiệm cử chuyên gia đến để đào tạo, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra và
chỉnh lý các thủ tục đã thống nhất trong kế hoạch chi tiết giữa hai bên.
● Thực
hiện các công việc tương ứng tại Khoản 5 điều 1 hợp đồng này.
● Theo
dõi, hướng dẫn việc chỉnh sửa cho phù hợp tới khi Bên A được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn HACCP.
● Lên
chương trình làm việc cho 01 (một) tháng chậm nhất vào ngày 05 (năm) hàng
tháng.
● Báo
cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho Bên A vào cuối mỗi tháng hoặc đột xuất.
● Các
trách nhiệm khác theo hợp đồng này.
Điều 4:
GIÁ TRỊ VÀ THANH TOÁN :
1.
Tổng giá trị hợp đồng là 97.000.000 VNĐ (chín
mươi bảy triệu đồng chẵn).
Bên A thanh toán bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản 03 đợt cho Bên B như
sau:
●
Đợt 1 :
50% giá trị hợp đồng tức 48.500.000 vnđ (bốn mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng)
ngay sau khi ký hợp đồng.
●
Đợt 2 : 30% giá trị hợp đồng tức 29.100.000 vnđ
(hai mươi chín triệu một trăm ngàn) ngay sau khi Bên A hoàn thành thủ tục đánh
giá nội bộ đợt một.
●
Đợt 3 : 20% giá trị hợp đồng tức 19.400.000 vnđ
(mười chín triệu bốn trăm ngàn đồng) ngay sau khi Bên A nhận giấy chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn HACCP.
Khoản chi phí trên đã bao gồm chi phí đi
lại, ăn ở cho chuyên gia của Bên B, in 1 bộ tài liệu đào tạo gốc cho các khóa
đào tạo, cấp chứng chỉ cho học viên của Bên A.
Tất cả các khoản phí này chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng, không bao gồm chi phí chứng nhận của bên chứng nhận.
2.
Thanh toán bằng tiền Việt Nam.
3.
Bên B sẽ thực hiện xuất hóa đơn một lần vào thời
điểm Bên A thanh toán cho Bên B đợt cuối cùng (cả các chi phí phát sinh nếu
có).
Hóa đơn được xuất dựa trên Khoản 1 điều này nhưng không giới hạn cho các
chi phí phát sinh nếu có.
1.
Loại hình dịch vụ: Tư vấn xây dựng hệ thống
Phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn theo tiêu chuẩn HACCP (sau đây
gọi là Hệ thống HACCP) cho đến khi Bên A đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
HACCP.
2.
Quy mô áp dụng: khối văn phòng và nhà máy
tọa lạc tại ________________ _______ tỉnh Khánh Hòa.
3.
Sản phẩm áp dụng: Sản xuất và chế biến khoai
tây, rau xanh, đậu nành, đậu xanh (theo danh mục sản phẩm kèm theo hợp đồng
này).
4.
Thời gian: Thời gian tư vấn để Bên A được
chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP là 06 đến 08 tháng từ khi ký kết hợp đồng.
Các khoản thời gian
tạm ngưng theo Khoản 1 điều 6 của hợp đồng này không được tính vào thời hạn
thực hiện hợp đồng.
5.
Nội dung dịch vụ chia làm 5 (năm) giai đoạn:
Giai đoạn I – Chuẩn bị tiến hành, bao gồm:
●
Bên B khảo sát thực trạng Bên A,
●
Bên A thiết lập Đội HACCP,
●
Bên B đào tạo khoá 1: Các kiến thức cơ bản về
HACCP,
●
Bên B lập kế hoạch thực hiện chi tiết theo tiến
trình thời gian và thống nhất với Bên A,
●
Bên B hướng dẫn Bên A xây dựng chính sách an
toàn thực phẩm và sơ đồ tổ chức.
Giai đoạn II – Xây dựng và thiết lập văn bản cho hệ
thống, bao gồm:
●
Bên B đào tạo khóa 2: Cách thức xây dựng hệ
thống văn bản,
●
Bên B tư vấn cho Bên A xây dựng các văn bản của
hệ thống theo yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP theo kế hoạch đã thống nhất ở giai
đoạn I.
●
Xem xét hệ thống văn bản và cung cấp cho Bên A
các khuyến nghị để cải tiến hệ thống này.
Giai đoạn III – Triển khai áp dụng hệ thống văn bản
●
Bên B tư vấn cho Bên A áp dụng hệ thống đã xây
dựng và có sự điều chỉnh phù hợp.
Giai đoạn IV – Đánh giá nội bộ
●
Bên B đào tạo khóa 3: Chuyên gia đánh giá nội bộ
theo HACCP,
●
Bên B hướng dẫn hoặc trực tiếp tiến hành đánh
giá nội bộ một lần cho Bên A,
●
Bên B tư vấn khắc phục sau đánh giá.
Giai đoạn V – Chứng nhận hệ thống
●
Bên B hướng dẫn Bên A trong công tác chuẩn bị để
Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá xem xét hệ thống tài liệu và đánh giá
chứng nhận cho Bên A.
●
Bên B sẽ xem xét kết quả đánh giá xem xét hệ
thống tài liệu, đánh giá chứng nhận của Tổ chức chứng nhận và tư vấn cho Bên A
trong việc khắc phục những điểm không phù hợp (nếu có) cho đến khi Bên A nhận
được chứng nhận.
Điều 2 : TRÁCH
NHIỆM CỦA BÊN A :
1.
Lãnh đạo cao nhất của Bên A có trách nhiệm tham
gia, đốc thúc việc thực hiện thông qua việc:
● Thành
lập Đội HACCP gồm ít nhất 10 (mười) người trong đó phải chỉ định một thành viên
làm đội trưởng.
● Và
Đội HACCP phải có đủ năng lực, quyền hạn để:
● Lãnh
hội các ý kiến của chuyên gia tư vấn, sau đó truyền đạt và hỗ trợ những người
khác (khi cần thiết) trong việc soạn thảo văn bản và triển khai áp dụng nhằm
thực hiện những hướng dẫn của chuyên gia tư vấn.
● Soạn
thảo các văn bản đã thống nhất với chuyên gia tư vấn của Bên B trong thời hạn
đã cam kết với chuyên gia tư vấn.
● Đôn
đốc và thực hiện các thủ tục đã được phê duyệt của Ban lãnh đạo.
● Công
bố chính sách an toàn thực phẩm, sơ đồ tổ chức trong vòng 45 (bốn lăm) ngày kể
từ khi ký kết hợp đồng này, chính sách phải bao gồm việc thể hiện cam kết hướng
tới một sản phẩm an toàn cho xã hội.
● Theo
dõi tiến trình thực hiện, xem xét, phê duyệt các tài liệu và các đề xuất của
Đội HACCP và chuyên gia tư vấn nếu việc ban hành tài liệu và thực hiện các đề
xuất đó không gây tổn hại cho Bên A.
● Tạo
điều kiện thuận lợi để nhân viên tham gia các chương trình làm việc đã thống
nhất với chuyên gia tư vấn và việc thực hiện tác nghiệp của chuyên gia tư vấn,
● Tiến
hành ký kết hợp đồng chứng nhận với tổ chức chứng nhận sau khi Bên A hoặc được
Bên B thực hiện đánh giá nội bộ lần thứ nhất.
2.
Nhân viên tham gia có trách nhiệm tuân thủ tiến
trình theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Các nội dung triển khai ở buổi làm việc trước đó phải được hoàn thành
đúng thời hạn đã cam kết. Trong trường hợp buổi làm việc tiếp theo không thể
tiến hành do việc không hoàn thành đúng thời hạn thì buổi làm việc đó được tính
như một buổi làm việc bị hủy.
3.
Các trách nhiệm khác theo hợp đồng này.
Điều 3: TRÁCH
NHIỆM CỦA BÊN B :
● Tư
vấn và hỗ trợ Bên A trong hoàn thành trách nhiệm theo Khoản 1 điều 2 của hợp
đồng này.
● Bên
B có trách nhiệm cử chuyên gia đến để đào tạo, tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra và
chỉnh lý các thủ tục đã thống nhất trong kế hoạch chi tiết giữa hai bên.
● Thực
hiện các công việc tương ứng tại Khoản 5 điều 1 hợp đồng này.
● Theo
dõi, hướng dẫn việc chỉnh sửa cho phù hợp tới khi Bên A được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn HACCP.
● Lên
chương trình làm việc cho 01 (một) tháng chậm nhất vào ngày 05 (năm) hàng
tháng.
● Báo
cáo tiến độ thực hiện hợp đồng cho Bên A vào cuối mỗi tháng hoặc đột xuất.
● Các
trách nhiệm khác theo hợp đồng này.
Điều 4:
GIÁ TRỊ VÀ THANH TOÁN :
1.
Tổng giá trị hợp đồng là 97.000.000 VNĐ (chín
mươi bảy triệu đồng chẵn).
Bên A thanh toán bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản 03 đợt cho Bên B như
sau:
●
Đợt 1 :
50% giá trị hợp đồng tức 48.500.000 vnđ (bốn mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng)
ngay sau khi ký hợp đồng.
●
Đợt 2 : 30% giá trị hợp đồng tức 29.100.000 vnđ
(hai mươi chín triệu một trăm ngàn) ngay sau khi Bên A hoàn thành thủ tục đánh
giá nội bộ đợt một.
●
Đợt 3 : 20% giá trị hợp đồng tức 19.400.000 vnđ
(mười chín triệu bốn trăm ngàn đồng) ngay sau khi Bên A nhận giấy chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn HACCP.
Khoản chi phí trên đã bao gồm chi phí đi
lại, ăn ở cho chuyên gia của Bên B, in 1 bộ tài liệu đào tạo gốc cho các khóa
đào tạo, cấp chứng chỉ cho học viên của Bên A.
Tất cả các khoản phí này chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng, không bao gồm chi phí chứng nhận của bên chứng nhận.
2.
Thanh toán bằng tiền Việt Nam.
3.
Bên B sẽ thực hiện xuất hóa đơn một lần vào thời
điểm Bên A thanh toán cho Bên B đợt cuối cùng (cả các chi phí phát sinh nếu
có).
Hóa đơn được xuất dựa trên Khoản 1 điều này nhưng không giới hạn cho các
chi phí phát sinh nếu có.
Điều 5: CAM KẾT TRÁCH NHIỆM:
1.
Phí phụ
trội: Để đảm bảo rằng kế hoạch tổng quát sẽ được thực hiện đúng tiến độ,
Bên A sẽ phải thanh toán cho Bên B 1.500.000 VNĐ (một triệu năm trăm ngàn đồng)
đối với những ngày làm (đã được thống nhất giữa hai bên) việc bị hủy mà Bên A
không thông báo cho Bên B trước 5 (năm) ngày làm việc, hoặc/và những buổi làm
việc phải hủy theo Khoản 2 điều 2.
2.
Thời
gian: Để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của Bên A, Bên B phải
luôn sẵn sàng thực hiện công việc tư vấn ngay cả những ngày nghỉ (không bao gồm
ngày lễ), miễm là việc tư vấn đó được Bên A đề nghị trong một thời gian hợp lý
(tối thiểu năm ngày làm việc).
3.
Bảo hành
dịch vụ: Để đảm bảo rằng hệ thống HACCP của Bên A luôn được cải tiến và
hoàn thiện, Bên B cam kết hỗ trợ (hướng dẫn hoặc thực hiện) Bên A đánh giá nội
bộ hai lần sau khi Bên A nhận giấy chứng nhận.
4.
Bảo mật
thông tin:
Trong hai năm kể từ khi kết thúc hợp đồng và trong quá trình thực hiện
hợp đồng Bên A không được cung cấp cho bên thứ ba các tài liệu mà Bên B đã
chuyển giao.
Bên B không được cung cấp các hồ sơ và tài liệu mà Bên B nhận được của
Bên A cho bất kỳ bên thứ ba nào.
Việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba có thể được thực hiện khi có sự
đồng ý của bên kia.
ĐIỀU 6: TẠM NGƯNG VÀ HỦY HỢP ĐỒNG.
1. Tạm ngưng: Khi xuất hiện các điều kiện
bất khả kháng Bên A có quyền đề nghị tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng trong
một khoản thời gian hợp lý và phải báo trước cho bên kia trước một tháng bằng
văn bản và phải được sự chấp thuận của bên kia.
Bên B có quyền đề nghị tạm ngưng thực hiện hợp đồng khi nhận thấy Bên A
không cung cấp đủ nguồn lực (con người, thời gian, máy móc - thiết bị - cơ sở
hạ tầng) để xây dựng hệ thống HACCP cho tới khi Bên A cung cấp đủ các nguồn lực
này. Và có quyền tạm ngưng khi Bên A chưa thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo Khoản
1 điều 4 của hợp đồng này.
2. Hủy: Khi một trong hai bên vi phạm một
trong các nội dung cơ bản của hợp đồng thì bên kia có quyền đề nghị hủy bỏ hợp
đồng. Đề nghị này phải được gửi bằng văn bản cho bên kia trước một tháng, và
phải chứng minh việc vi phạm của bên kia trong đề nghị.
ĐIỀU 7: TRỌNG TÀI
●
Nếu có tranh chấp phát sinh trong thời gian thực
hiện hợp đồng, hai bên sẽ cùng nhau thương lượng để giải quyết trên tinh thần
hợp tác.
●
Trường hợp không thể thương lượng, sẽ đưa ra
giải quyết tại chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam (VIAC) và tuân theo các quy tắc của trung tâm trọng tài này. Phán quyết của
trọng tài là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân theo.
ĐIỀU 8: HIỆU LỰC:
Hợp đồng này
có thể được bổ sung khi hai bên có thỏa thuận thêm bằng phụ lục hợp đồng.
Hợp đồng này có
giá trị kể từ ngày ký cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ cho nhau.
1.
Phí phụ
trội: Để đảm bảo rằng kế hoạch tổng quát sẽ được thực hiện đúng tiến độ,
Bên A sẽ phải thanh toán cho Bên B 1.500.000 VNĐ (một triệu năm trăm ngàn đồng)
đối với những ngày làm (đã được thống nhất giữa hai bên) việc bị hủy mà Bên A
không thông báo cho Bên B trước 5 (năm) ngày làm việc, hoặc/và những buổi làm
việc phải hủy theo Khoản 2 điều 2.
2.
Thời
gian: Để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của Bên A, Bên B phải
luôn sẵn sàng thực hiện công việc tư vấn ngay cả những ngày nghỉ (không bao gồm
ngày lễ), miễm là việc tư vấn đó được Bên A đề nghị trong một thời gian hợp lý
(tối thiểu năm ngày làm việc).
3.
Bảo hành
dịch vụ: Để đảm bảo rằng hệ thống HACCP của Bên A luôn được cải tiến và
hoàn thiện, Bên B cam kết hỗ trợ (hướng dẫn hoặc thực hiện) Bên A đánh giá nội
bộ hai lần sau khi Bên A nhận giấy chứng nhận.
4.
Bảo mật
thông tin:
Trong hai năm kể từ khi kết thúc hợp đồng và trong quá trình thực hiện
hợp đồng Bên A không được cung cấp cho bên thứ ba các tài liệu mà Bên B đã
chuyển giao.
Bên B không được cung cấp các hồ sơ và tài liệu mà Bên B nhận được của
Bên A cho bất kỳ bên thứ ba nào.
Việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba có thể được thực hiện khi có sự
đồng ý của bên kia.
ĐIỀU 6: TẠM NGƯNG VÀ HỦY HỢP ĐỒNG.
1. Tạm ngưng: Khi xuất hiện các điều kiện
bất khả kháng Bên A có quyền đề nghị tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng trong
một khoản thời gian hợp lý và phải báo trước cho bên kia trước một tháng bằng
văn bản và phải được sự chấp thuận của bên kia.
Bên B có quyền đề nghị tạm ngưng thực hiện hợp đồng khi nhận thấy Bên A
không cung cấp đủ nguồn lực (con người, thời gian, máy móc - thiết bị - cơ sở
hạ tầng) để xây dựng hệ thống HACCP cho tới khi Bên A cung cấp đủ các nguồn lực
này. Và có quyền tạm ngưng khi Bên A chưa thực hiện nghĩa vụ đối ứng theo Khoản
1 điều 4 của hợp đồng này.
2. Hủy: Khi một trong hai bên vi phạm một
trong các nội dung cơ bản của hợp đồng thì bên kia có quyền đề nghị hủy bỏ hợp
đồng. Đề nghị này phải được gửi bằng văn bản cho bên kia trước một tháng, và
phải chứng minh việc vi phạm của bên kia trong đề nghị.
ĐIỀU 7: TRỌNG TÀI
●
Nếu có tranh chấp phát sinh trong thời gian thực
hiện hợp đồng, hai bên sẽ cùng nhau thương lượng để giải quyết trên tinh thần
hợp tác.
●
Trường hợp không thể thương lượng, sẽ đưa ra
giải quyết tại chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam (VIAC) và tuân theo các quy tắc của trung tâm trọng tài này. Phán quyết của
trọng tài là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân theo.
ĐIỀU 8: HIỆU LỰC:
Hợp đồng này
có thể được bổ sung khi hai bên có thỏa thuận thêm bằng phụ lục hợp đồng.
Hợp đồng này có
giá trị kể từ ngày ký cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ cho nhau.
No comments:
Post a Comment
haccololong@gmail.com