Friday, July 14, 2017

Mẫu quy chế uỷ quyền trong doanh nghiệp KT

MỤC LỤC

Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG
            Điều 1: Mục đích và yêu cầu  
            Điều 2: Phạm vi áp dụng
            Điều 3: Định nghĩa và thuật ngữ
            Điều 4: Những nguyên tắc cơ bản của việc phân quyền và ủy quyền
                       
Chương 2: PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
            Điều 5: Mô hình tổ chức các cấp có thẩm quyền
            Điều 6: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy quản trị Công ty
            Điều 7: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy điều hành Công ty

            Điều 8: Vai trò, vị trí và chức năng của các Hội đồng, Ban, Nhóm dự án
            Điều 9: Vai trò, vị trí và chức năng của các Phó Giám Đốc Công ty
            Điều 10: Vai trò, vị trí và chức năng của các Quản đốc, Trưởng phòng, Trưởng ca, Tổ Trưởng
Chương 3: PHÂN QUYỀN VÀ ỦY QUYỀN
            Điều 11: Phân quyền cơ bản – tổng quát
            Điều 12: Phân quyền chi tiết – cụ thể
            Điều 13: Ủy quyền
            Điều 14: Ủy quyền toàn bộ, có thời hạn của Giám Đốc
            Điều 15: Trách nhiệm của người được giao quyền
                       
Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
            Điều 16: Xử lý vi phạm
            Điều 17: Trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này
            Điều 18: Sửa đổi bổ sung quy chế 
CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích và yêu cầu
1.      Là cơ sở để thực hiện công tác phân quyền, ủy quyền của Công ty
2.      Đảm bảo các chức danh quản lý thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc điều hành và kiểm soát công việc
Điều2: Phạm vi áp dụng
1.      Qui chế này áp dụng đối với mọi hoạt động trong  phạm vi Công ty CP THUVIENTHOTH.
2.      Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của quy chế này với quy định của các Luật thì áp dụng theo quy định của Luật pháp.
3.      Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của quy chế này với quy định của các quy chế khác thì áp dng theo quy đnh ca quy chế này.
Điều 3: Định nghĩa và thuật ngữ
1.      Định nghĩa:
1.1  QUYỀN HÀNH / QUYỀN HẠN: Được phép tự mình ra quyết định (lựa chọn các phương án hành động) để giải quyết các vấn đề hoặc tác động điều chỉnh để đạt mục tiêu trong một khuôn khổ, phạm vi nhất định mà không cần phải “xin ý kiến” chỉ đạo từ ai khác trước khi ra quyết định và cũng không cần phải có sự phê duyệt chấp thuận của ai khác sau khi ra quyết định.
1.2  QUYỀN LỰC: Khả năng thực hiện việc ra quyết định và yêu cầu những người có liên quan phải thực thi quyết định đó. Khả năng này tùy thuộc vào 3 thành tố:
a.         Quyền lực pháp chế (Legitimate Power) là quyền lực được giao căn cứ theo quy định có tính pháp chế của tổ chức khi bổ nhiệm chức vụ cho một cá nhân hoặc khi thành lập một bộ phận trong tổ chức, nó bao gồm các quyền như: thưởng phạt, kiểm tra, cưỡng chế, ra lệnh, điều động
b.         Quyền lực do sức ảnh hưởng (Referent Power) là quyền lực xuất phát từ sự ảnh hưởng, do đặc tính riêng về nhân cách, uy tín mà người ra quyết định đó có được, như: năng lực thuyết phục và uy lực thu hút  hơn so với mọi người khiến cho người khác thừa nhận, tôn trọng, thậm chí tôn sùng và tự nguyện phục tùng các quyết định của họ.
c.         Quyền lực được tạo ra do năng lực chuyên môn (Expert Power) người ra quyết định do có tài năng chuyên môn cao, khiến cho người khác phục tùng, chấp hành theo quyết định của họ vì tin tưởng vào tài năng của họ. 
1.3  CẤP CÓ THẨM QUYỀN: một cấp quản lý có quyền lực pháp chế được giao theo những quy định cụ thể của tổ chức.
1.4  PHÂN QUYỀN: là hình thức chuyển giao quyền hạn toàn bộ, vô thời hạn và thường xuyên cho một cấp có thẩm quyền cụ thể, có phân định phạm vi, lĩnh vực ra quyết định rõ ràng, được nêu tại những điều khoản trong các Quy chế của Công ty.
1.5  ỦY QUYỀN: Giao cho ai đó có trách nhiệm thay mặt mình để thực hiện một quyền hạn riêng lẻ nào đó thuộc quyền hạn của mình trong một thời gian nhất định.
1.6  CHỊU TRÁCH NHIỆM: có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình với cấp trên về các quyết định của mình và sẵn sàng gánh chịu sự chế tài nếu gây thiệt hại cho Công ty hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Công ty.
1.7  THÔNG TIN CHÍNH THỨC: Thông tin được công bố bằng các hình thức: văn bản, thư điện tử, tin nhắn qua điện thoại di động, tuyên bố tại các cuộc họp có ghi biên bản, hội ý có từ 3 người trở lên.
1.8  SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG: Những sự cố có thể gây chết người, hoặc gây thiệt hại hàng loạt, lan truyền rộng trong toàn công ty.
1.9  XEM XÉT: Tham mưu, giúp việc cho cấp có thẩm quyền trước khi phê duyệt văn bản thông qua việc rà soát, kiểm tra, thẩm định tính chính xác, phù hợp với pháp luật và các quy định của Công ty.‎
2.      Giải thích các từ viết tắt
2.1  Công ty:  Công ty CP THUVIENTHOTH.
2.2  Tập đoàn THOTH: Bao gồm các Công ty mẹ, các Công ty con và các bộ phận thuộc Tập đoàn THOTH.
2.3  Các đơn vị trực thuộc: Bao gồm các bộ phận, phòng trong tổ chức bộ máy của Công ty.
2.4  : Giám đốc Công ty
Điều 4: Những nguyên tắc cơ bản của việc phân quyền và ủy quyền
4.     Việc phân quyền và ủy quyền phải đặt lợi ích của Công ty lên hàng đầu, phải đảm bảo cho sự vận hành các hoạt động thông suốt và luôn trong tầm kiểm soát của các cấp trên trực tiếp
5.     Người giao quyền – phân quyền hay ủy quyền – phải cân nhắc thận trọng để lựa chọn đúng người có đạo đức và có năng lực thụ nhận quyền, không phân biệt đối xử theo vùng miền hay nam/nữ. Tuyệt đối cấm phân quyền hay ủy quyền chỉ dựa vào tình cảm trong các mối quan hệ cá nhân hoặc theo “phe nhóm” (tổ chức phi chính thức, tự phát hình thành) trong Công ty
6.     Mức độ tập trung hay phân tán quyền hạn phải phù hợp với bối cảnh thực tế và mô hình cấu trúc bộ máy của Công ty trong từng thời kỳ
7.     Công ty chỉ trao quyền lực pháp chế cho những người được đánh giá là đã có sẵn quyền lực do sức ảnh hưởng và / hoặc quyền lực do năng lực chuyên môn
8.     Việc trao quyền lực pháp chế phải đảm bảo công khai, minh bạch bằng văn bản và bảo đảm đúng theo luật định và theo quy chế này
CHƯƠNG 2
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
Điều 5: Mô hình tổ chức các cấp có thẩm quyền
1.      Việc phân cấp quản lý trong Công ty hình thành các cấp từ cao xuống thấp theo nguyên tắc cấp dưới phải tuân thủ phục tùng sự chỉ đạo, phân công giao việc và chịu sự quản lý của cấp trên trực tiếp.
2.      Mô hình tổ chức quản lý của Công ty bao gồm 2 bộ máy với các cấp quản lý như sau:
1.1  Bộ máy  quản trị Công ty với các tổ chức: Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát – hoạt động theo Điều lệ Công ty và Quy chế Quản trị Công ty
1.2  Bộ máy điều hành Công ty hoạt động theo Điều lệ Công ty và theo Quy chế này, được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với 4 cấp thẩm quyền:
1.2.1        Giám đốc
1.2.2        Phó Giám đốc chuyên trách
1.2.3        Trưởng phòng / Quản đốc
1.2.4        Trưởng ca / Tổ trưởng
3.      Sơ đồ bộ máy quản lý : Có bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức đính kèm
Điều 6: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy quản trị Công ty
Bộ máy quản trị Công ty, bao gồm Đại hội đồng cổ đông / Hội đồng thành viên và Hội Đồng Quản Trị hoạt động theo cơ chế lãnh đạo tập thể, có thẩm quyền ra quyết định theo thể thức biểu quyết được quy định tại Điều lệ Công ty. Mọi quyết định / mệnh lệnh chỉ đạo của Hội Đồng Quản Trị hoặc của các cá nhân thành viên Hội Đồng Quản Trị chỉ có giá trị buộc CNV chấp hành khi quyết định / mệnh lệnh chỉ đạo đó xuất phát từ một quyết nghị của Hội Đồng Quản Trị.
Điều 7: Cơ chế thực hiện quyền hạn của bộ máy điều hành Công ty
Một cấp có thẩm quyền của bộ máy điều hành Công ty, bao gồm từ Giám Đốc đến các Trưởng đơn vị hoạt động theo cơ chế lãnh đạo cá nhân, có thẩm quyền tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo sự phân quyền và uỷ quyền được quy định tại các Quy chế của Công ty
Điều 8: Vai trò, vị trí và chức năng của các hội đồng, ban, nhóm dự án
1.     Ngoài các phân xưởng, các phòng nghiệp vụ, GĐ có thể tổ chức ra các tổ chức: hội đồng (như: Hội đồng lương, khen thưởng-kỹ luật…) hoặc các ban (như: Ban ISO, Ban 5S, Ban ATLĐ-PCCC…)
2.     Hội đồng, Ban là một hình thức phối hợp các đơn vị có liên quan nhằm thực hiện chức năng tham mưu tập thể cho GĐ / Phó GĐ để triển khai thực hiện những quy trình liên phòng, những hoạt động có tính chất tích hợp nhiều chuyên ngành và cần có sự tham gia của nhiều cá nhân, đơn vị.
3.     Các Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng Ban không là một cấp có thẩm quyền quản lý điều hành của Công ty, đóng vai trò là một đầu mối điều phối, tổ chức tham mưu cho GĐ / Phó GĐ ra quyết định điều hành.
4.     Các Chủ tịch Hội đồng hay Trưởng Ban là một chức danh không chuyên trách, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do GĐ Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm.
5.     Nhiệm vụ cụ thể của mỗi Hội đồng, Ban sẽ được quy định tại các quy chế nghiệp vụ (như: quy chế tiền lương, quy chế khen thưởng-kỹ luật, quy chế Ban quản lý dự án…)
Điều 9: Vai trò, vị trí và chức năng của các Phó Giám Đốc Công ty
Căn cứ theo quyết định bổ nhiệm từng vị trí Phó GĐ, trong đó sẽ xác định riêng từng trường hợp cụ thể:
1.     Phó GĐ là một cấp có thẩm quyền quản lý điều hành của công ty, có cả 2 chức năng: lãnh đạo điều hành cấp dưới và tham mưu cho GĐ, được phân quyền là cấp trên trực tiếp quản lý một số phân xưởng, phòng ban.
2.     Phó GĐ không là một cấp có thẩm quyền quản lý điều hành của công ty, chỉ có chức năng tham mưu cho GĐ, đóng các vai trò “người giúp việc”, “điều phối viên”, có thể :
d.        Được GĐ giao phụ trách đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công việc một số phân xưởng, phòng ban.
e.         Được GĐ ủy quyền toàn bộ có thời hạn hoặc uỷ quyền từng vụ việc có thời hạn
Điều 10: Vai trò, vị trí và chức năng của Trưởng phòng, Quản đốc, Trưởng ca, Tổ trưởng
1.     Các Quản đốc / Trưởng phòng -  Trưởng ca / Tổ trưởng là một cấp có thẩm quyền quản lý điều hành của công ty, có cả 2 chức năng: lãnh đạo điều hành cấp dưới và tham mưu cho cấp trên, được phân quyền là cấp trên trực tiếp quản lý một số bộ phận trực thuộc.
2.     Tùy theo lĩnh vực nghiệp vụ được phân công chuyên môn hóa, các Quản đốc / Trưởng phòng -  Trưởng ca / Tổ trưởng có thể được cấp trên ủy quyền từng vụ việc, có thời hạn, nhằm tạo cơ hội trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm để có thể được đề bạt, thăng tiến. 
CHƯƠNG 3
PHÂN QUYỀN và ỦY QUYỀN
Điều 11: Phân quyền cơ bản – tổng quát
1.      Những điều khoản phân định phạm vi ra quyết định cho một cấp có thẩm quyền cụ thể được nêu tại Quy chế này và các Quy chế khác là hình thức phân quyền cho một cấp quản l‎ý. Khi các cấp dưới được cấp trên phân quyền sẽ phải chủ động ra quyết định và tổ chức triển khai thực hiện các quyết định đã được phân quyền. Các cấp dưới được phân quyền phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn và cuối cùng trước cấp trên và trước Pháp luật về các công việc được phân quyền. Mọi hình thức “xin ý kiến” của cấp trên hoặc “lấy ý kiến” từ một người nào khác đều chỉ có giá trị tham khảo cho các quyết định đã được phân quyền – không có giá trị viện dẫn để né tránh, thoái thác trách nhiệm của mình.
2.      Các cấp quản l‎ý có các quyền cơ bản, tổng quát sau đây:
2.1  Quyền điều hành: ra quyết định các vấn đề chi tiết và cụ thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao.
2.2  Quyền được ủy quyền: Quyết định các công việc khi được uỷ quyền cụ thể của cấp trên.
2.3  Quyền được vượt thẩm quyền: Khi và chỉ khi có các truờng hợp đặc biệt, khẩn cấp (thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng), các cấp quản l‎ýđược quyền ra quyết định hoặc cho áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình nhưng phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo lại cho GĐ trong vòng  một giờ (1) kể từ lúc đưa ra quyết định.
2.4  Quyền từ chối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên: Các cấp dưới có quyền từ chối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi và chỉ khi nội dung mệnh lệnh đó:
a.      Có thể dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng; hoặc
b.     Vi phạm pháp luật nghiêm trọng; hoặc
c.      Được đưa ra không thông qua các kênh thông tin chính thức; hoặc
d.     Được đưa ra bởi một cấp trên không phải là cấp trên trực tiếp của mình – trừ các truờng hợp khẩn cấp (thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng) thì không được từ chối.
2.5  Quyền báo cáo vượt cấp: Các cấp dưới có quyền báo cáo vượt cấp chỉ trong các trường hợp:
a.       Khi có các truờng hợp khẩn cấp (thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng), nhưng không liên lạc được với cấp trên trực tiếp; hoặc
b.      Khi các kiến nghị, đề xuất với cấp trên trực tiếp đã nêu trong báo cáo (2) hai lần liên tiếp nhưng vẫn chưa được cấp trên trực tiếp phản hồi; hoặc
c.       Khi phát hiện các sai phạm nghiêm trọng của cấp trên trực tiếp, các cấp dưới và CNV có quyền báo cáo vượt cấp bằng các kênh thông tin chính thức. Mọi thư nặc danh không có giá trị làm căn cứ để xử lý vụ việc.
Điều 12: Phân quyền chi tiết

TT

 CÔNG VIỆC
CT- H ĐQT CTY
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ

TRƯỞNG PHÒNG
QUẢN ĐỐC
TRƯỞNG CA / TỔ TRƯỞNG
I
Thẩm định và phê duyệt các dạng kế hoạch:





1
Kế hoạch & ngân sách năm, quý của công ty
X




2
Kế hoạch & ngân sách tháng của công ty và các bộ phận

X



3
Kế hoạch của ca/tổ nhóm, nhân viên



X
X
4
Nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất kinh doanh không thường  xuyên, sản phẩm mới.
X




5
Các chương trình cải tiến theo bộ phận trong kế hoạch ngân sách

X



6
Các chương trình cải tiến theo bộ phận ngoài  kế hoạch ngân sách
X




7
Các thông báo để thực hiện chương trình kế hoạch đã ký duyệt

X
X
X

II
Tổ chức bộ máy - Bổ nhiệm, miễn nhiệm - phân công, giao việc





1
Tồ chức bộ máy : thành lập, giải thể, quy định chức năng - nhiệm vụ, định biên số nhân sự….





1.1.
 Sơ đồ dịnh biên nhân sự  Công ty
X




1.2. 
Bộ máy tổ chức công ty các hội đồng, ban, nhóm dự án, phòng, phân xưởng

X



1.3
Bộ máy tổ, nhóm, ca kíp trong bộ phận trực thuộc

X



2
Bổ nhiệm & miễn nhiệm cấp Trưởng Phòng & Quản đốc

X



3
Bổ nhiệm & miễn nhiệm cấp Trưởng ca / Tổ trưởng

X



4
Bổ nhiệm & miễn nhiệm Nhóm Trưởng 

X



5
Phân công giao việc, điều động, bố trí, đánh giá CNV trong các bộ phận trực thuộc

X
X
X
X
6
Quyết định giờ làm việc linh hoạt theo tính chất từng loại công việc.

X
X
X

7
Nghỉ phép trưởng phòng /Quản đốc

X



8
Nghỉ phép trưởng ca / nhóm trưởng / CNV trên 2 ngày

X



9
Nghỉ phép trưởng ca / nhóm trưởng / CNV dưới 2 ngày



X

III
Phê duyệt tiêu chuẩn,  định mức






1
Tiêu chuẩn công bố sản phẩm và hệ thống  quản lý

X



2
Định giá : giá thành, giá gia công, giá mua, giá bán

X



3
Duyệt giá nguyên liệu củi hàng tháng
X




4
Định mức nguyên liệu vật tư sản xuất sản phẩm.

X



5
Định mức vật tư bảo trì

X



6
Định mức nhân sự tiền lương

X



7
Định mức tài chính, kế toán, hành chính

X



IV
Ban hành các quy định, quy trình





1
Quy chế công ty
X




2
Quy định công ty

X



3
Chức năng nhiệm vụ, mô tả công việc

X



4
Hướng dẫn công việc cấp dưới



X

5
Quy trình trục

X



6
Quy trình phụ trợ kỹ thuật

X



7
Quy trình phụ trợ tài chính, quản trị

X



V
Giao dịch - Ký kết Hợp đồng





1
Hợp đồng lao động – quyết định bổ nhiệm

X



2
Hợp đồng với các đơn vị bên ngoài Tập đoàn KT

X



3
Hợp đồng với các đơn vị bên trong tập đoàn

X



4
Giao dịch đối ngoại: nhà nước, báo chí, hiệp hội… (theo chức năng chuyên môn hóa được phân công)

X



VI
báo cáo / thuyết minh giải trình





1
Báo cáo tổng hợp của Công ty trình HĐTV
X




2
Báo cáo tài chính trình HĐQT, công bố ra bên ngoài
X
X



3
Báo cáo kế toán quản trị, ngân sách



X

4
Báo cáo giải trình chi tiết (theo chức năng chuyên môn hóa)

X
X
X
X
VII
Quản trị thường xuyên.





1
Điều phối sử dụng các nguồn lực (phương tiện, công cụ, dụng cụ…) giữa các bộ phận trực thuộc

X
X
X
X
1
Chủ trì các cuộc họp giao ban hàng tuần, tháng

1
2
3

2
Duyệt chi bất thường trong ngân sách (đồng/ lần/tháng)



3 tr

3
Duyệt chi vượt ngân sách (đồng/ tháng)
> 10 tr
10 tr



4
Cấp phát nguyên liệu sản xuất trong định mức



X

5
Cấp phát vật tư bảo trì trong định mức



X

6
Cấp phát vật tư chương trình dự án đã dự trù

X
X


7
Cấp phát nguyên liệu, vật tư vượt định mức, chưa định mức hay ngoài dự trù của dự án

X



Điều 13: Ủy quyền
1.     Uỷ quyền toàn bộ có thời hạn: Nếu một cấp có thẩm quyền vì lý do nào đó phải vắng mặt tại Công ty liên tục trên (7) bảy ngày cần tạm thời chuyển giao quyền hạn của mình cho một cấp dưới thì phải lập giấy uỷ quyền toàn bộ các công việc thuộc thẩm quyền của mình và báo cáo bằng văn bản việc uỷ quyền toàn bộ đó cho cấp trên trực tiếp của mình. Việc ủy quyền chỉ được thực hiện sau khi được cấp trên trực tiếp chấp thuận . Nguời nhận uỷ quyền chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp và cấp trên cao hơn về những việc đã làm theo uỷ quyền và phải báo cáo lại cho cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện các uỷ quyền.
2.     Uỷ quyền từng vụ việc có thời hạn: Cấp trên trực tiếp có thể uỷ quyền cho cấp phó hoặc một CNV thuộc cấp của mình một số công việc cụ thể như: ra quyết định, ký xác nhận…Việc uỷ quyền phải thực hiện bằng văn bản, có xác định phạm vi thời hạn, nêu rõ và cụ thể từng việc theo lĩnh vực được phân công.
3.     Người thụ nhận phân quyền có thể uỷ quyền cho người khác. Người thụ nhận ủy quyền không được uỷ quyền lại; Người uỷ quyền không được can thiệp vào việc đã uỷ quyền, nếu chưa thu hồi sự uỷ quyền bằng văn bản.
4.     Khi một cấp có thẩm quyền vắng mặt mà không có sự ủy quyền cho ai khác thì cấp trên trực tiếp phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cấp có thẩm quyền đã vắng mặt.‎
Điều 14: Ủy quyền toàn bộ, có thời hạn của Giám Đốc
1.     Tùy theo tình hình thực tế hoặc khi GĐ đi vắng, GĐ có thể ủy quyền cho một Phó GĐ đóng vai trò “Phó GĐ thường trực” hay “Quyền GĐ” để thực hiện tất cả nhiệm vụ và quyền hạn của GĐ trong việc quản lý điều hành Công ty, kể cả các quan hệ đối ngoại như: 
+ Đại diện cho Công ty giao dịch với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và cá nhân & xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty
+ Ký các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác quản lý tài chính kế toán, giao dịch ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tài chính tín dụng khác.
Điều 15: Trách nhiệm của người được giao quyền
Những người được phân quyền hay được ủy quyền đều có những trách nhiệm cơ bản sau đây:
1.     Thực hiện quyền hạn chỉ nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất –  không lạm quyền và vượt quá phạm vi quyền hạn đã được xác định, trừ các truờng hợp đặc biệt, khẩn cấp (thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng….)
2.     Không tạo ra các tình huống đưa mình vào tình thế khó xử, vào vị thế gây xung đột lợi ích hoặc đi ngược lại với lợi ích chung của công ty
3.     Luôn sử dụng quyền lực pháp chế của mình với tinh thần trách nhiệm và cân nhắc cẩn trọng cao nhất nhằm hoàn thành quyền được giao và tránh gây những hậu quả xấu cho Công ty.
4.     Luôn tuân thủ luật pháp và các quy định của Công ty - tranh thủ thu thập và tôn trọng các ý kiến tham mưu, tư vấn – nắm vững và sâu sát tình hình thực tế, bối cảnh cụ thể của vấn đề cần ra quyết định.
5.     Ý thức rõ ràng về “chịu trách nhiệm”, tức có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình với cấp trên về các quyết định của mình và sẵn sàng gánh chịu sự chế tài nếu gây thiệt hại cho Công ty hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Công ty.
6.     Liên đới chịu trách nhiệm với người được ủy quyền khi ủy quyền cho người khác.
CHƯƠNG 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16: Xử lý vi phạm
1.      Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền hạn để phục vụ cho lợi ích riêng, cho công việc riêng, ngoài lợi ích của Công ty.
2.      Các cấp quản lý có thể đề xuất các hình thức kỹ luật đối tượng vi phạm theo Quy chế Thưởng – Phạt của Công ty hoặc truy tố trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 17: Trách nhiệm triển khai và thực hiện quy chế này
Trưởng Phòng Hành Chính & Nhân sự có trách nhiệm:
1.      Tổ chức phổ biến quy chế này đến các đơn vị và cá nhân CNV trong toàn công ty
2.      Theo dõi, kiểm tra, giám sát, nhắc nhỡ các đơn vị và cá nhân CNV thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề bất cập hoặc cần bổ sung, sửa đổi phải kịp thời phản ánh, đề xuất, trình GĐ xem xét, quyết định.
3.      Những người quản lý điều hành các đơn vị, bộ phận có trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt nội dung quy chế, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đúng theo quy chế này.
Điều 18: Sửa đổi, bổ sung quy chế
1.     Trong quá trình thực hiện, bất kỳ CNV nào trong Công ty cũng có thể đề xuất với GĐ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của Quy chế này cho phù hợp với tình hình  của Công ty;
2.     Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này  sẽ được sửa đổi, bổ sung khi xãy ra một hoặc đồng thời các trường hợp sau đây:
a.      Có sự điều chỉnh, bổ sung của luật pháp có liên quan
b.     Một số điều khoản của Quy Chế này không còn phù hợp so với tình hình thực tế.
c.      Sát nhập, hay giải thể các đơn vị, bộ phận trong công ty, hoặc các thay đổi khác ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều khoản của Quy Chế này.
3.  Khi thay đổi bất kỳ một điều khoản nào của Quy Chế này phải có thông báo bằng văn bản và phải thực hiện công tác phổ biến trước khi Bản Quy Chế mới hoặc điều chỉnh được ban hành.

Nơi nhận:
-          Các Trưởng phòng ban
-          Lưu bản gốc ở phòng HCNS

No comments:

Post a Comment

haccololong@gmail.com